Kiều bào

Tin Hoạt động Hội - Người Việt bốn phương (736)

Phùng Mỹ Thứ Hai | 12/07/2021 08:17

Ngày 6.7, tại Hà Nội, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã ra quyết định thành lập Ban hỗ trợ pháp lý. Ảnh:ALOV.

Ngày 6.7, tại Hà Nội, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã ra quyết định thành lập Ban hỗ trợ pháp lý.
Ngày 6.7, tại Hà Nội, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã ra quyết định thành lập Ban hỗ trợ pháp lý. Ảnh:ALOV.

Thành lập Ban hỗ trợ pháp lý -  Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài.

Ngày 6.7, tại Hà Nội, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã ra quyết định thành lập Ban hỗ trợ pháp lý. Tham dự Lễ ký kết còn có đại diện của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Theo Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch ALOV, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu kiều bào ở nước ngoài, khi trở về xây dựng quê hương, có rất nhiều kiều bào gặp các vấn đề về pháp lý. ALOV thành lập Ban hỗ trợ pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên và bà con kiều bào.

“Đã đến lúc Hội cần có kênh riêng để tiếp nhận những nhu cầu của bà con kiều bào liên quan đến các vấn đề về pháp lý như quốc tịch, đầu tư... Từ đó, chuyển các vấn đề này lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết”, Chủ tịch ALOV cho biết.

Sau khi thành lập, Ban hỗ trợ pháp lý có chức năng hướng dẫn, giải đáp pháp luật; Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý; Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác; Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng cho người được hỗ trợ pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật theo hợp đồng ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ảnh:
Đã đến lúc Hội cần có kênh riêng để tiếp nhận những nhu cầu của bà con kiều bào liên quan đến các vấn đề về pháp lý như quốc tịch, đầu tư... Ảnh: ALOV.

Ban hỗ trợ pháp lý có chức năng tham mưu cho Hội thực hiện chức năng giám sát và phản biện đối với việc thi hành và xây dựng chủ trương của Đảng, pháp luật và các quy định của Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, với tư cách là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đồng thời, Ban hỗ trợ pháp lý sẽ giải đáp các yêu cầu tìm hiểu về chủ trương, chính sách, luật pháp và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người Việt Nam ở nước ngoài đối với đất nước; Hướng dẫn, giới thiệu những người có nhu cầu hỗ trợ pháp lý đối với các vụ việc cụ thể cho các công ty luật có quan hệ hợp tác với ALOV thực hiện.

Đại sứ Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết: “Đây là một việc làm cần thiết, cũng là một kênh mang tính chất phi chính phủ hỗ trợ cho bà con Việt kiều. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ đồng hành và sát cánh cùng với ALOV”.

Cũng trong buổi lễ đã diễn ra Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa ALOV và Công ty Luật Trách nhiệm Hữu hạn Đào và Đồng nghiệp.

Luật sư Đào Ngọc Chuyền, Ủy viên Ban tư vấn ALOV, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm Hữu hạn Đào và Đồng nghiệp, cho biết sau lễ ký kết, 2 bên cùng nhau hợp tác và phối hợp trên cơ sở phát huy chức năng của mỗi bên và huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các công việc đem lại lợi ích tốt nhất cho kiều bào trong những vấn đề về nhân thân và đầu tư.

Tấm lòng hảo tâm với người Việt ở Malaysia 

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia vừa trao 100 phần quà do Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tài trợ nhằm hỗ trợ bà con người Việt ở bang Penang đang gặp khó khăn trong đại dịch.

Nằm ở bờ biển Tây Bắc bán đảo Malaysia, cách Kuala Lumpur khoảng 350 km, bang Penang là nơi tập trung khá đông lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực dệt may, xây dựng, điện tử... Do Malaysia đang phong tỏa toàn diện nên nhiều lao động người Việt tại đây hết sức khó khăn.

Nhận quà trao tặng từ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam, anh Nông Văn Bình xúc động cho biết anh đã sang Malaysia được 4 năm thì gần nửa thời gian phải ở nhà do công ty đóng cửa, cuộc sống hết sức khó khăn. Tình cảm mà Đại sứ quán cùng nhà tài trợ vào những lúc như thế này rất đáng quý và anh Bình “mong muốn có thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn nữa được giúp đỡ”.

 

Ông Vũ Đức Minh, Bí thư thứ 2 phụ trách cộng đồng cho biết đây chỉ là một phần trong những hoạt động hỗ trợ công dân Việt Nam trên địa bàn. Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng những tấm lòng nhân ái, sẻ chia khó khăn với bà con.

Là y sĩ và Hội trưởng Hội Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia, bà Trần Thị Chang cho biết bản thân rất xót xa khi thấy tình cảnh của đồng bào khốn khó vì biện pháp chống dịch cứng rắn của chính quyền sở tại. Sống tại Malaysia đã lâu và đang công tác tại Viện Tim quốc gia Malaysia, bà Chang chứng kiến và giúp đỡ không ít người Việt khốn khó nơi xứ người suốt 23 năm qua.

Mỗi khi tìm được nguồn tài trợ, bà Chang tranh thủ những ngày nghỉ phép cùng một số người Việt lái xe đến nhiều bang của Malaysia, tìm gặp và phát quà cho bà con.
Cuối tháng trước, Hội Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia đã nhận được 180 phần quà đến từ tổ chức Our Journey SDN-BHD Malaysia gửi tới những gia đình người Việt gặp khó khăn trong dịch COVID-19.

ALOV tặng 1.000 cuốn sách cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) đã trao tặng 1.000 cuốn sách “Em học Tiếng Việt” cho Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Sách “Em học tiếng Việt” được Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung và Đào Thị Tuyết Nhung biên soạn dành cho thanh thiếu nhi người Việt sống ở nước ngoài. Đây là bộ giáo trình dạy và học tiếng Việt theo hình thức trực tuyến công phu, giúp người học tự học là chính, song cũng có thể tổ chức giảng dạy theo lớp học trực tiếp.

Giáo trình được biên soạn song ngữ, gồm 12 phiên bản cho cộng đồng kiều bào ở các nước sở tại nói tiếng Anh, Lào, Thái, Campuchia, Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức, Czech, Nhật, Hàn và Ả Rập.

Ảnh:
Giáo trình gồm 2 tập với 20 bài, trong đó có 18 bài học và 2 bài ôn tập. Ảnh: ALOV.

Giáo trình gồm 2 tập với 20 bài, trong đó có 18 bài học và 2 bài ôn tập. Mỗi bài bao gồm 15 phần, giới thiệu các tình huống, từ vựng, cấu trúc câu, các giải thích về những sự tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ cũng như về văn hóa giữa 2 nền văn hóa, các hoạt động đa dạng để giúp người học luyện tập ghi nhớ, thực hành tiếng Việt.

Cuối mỗi bài có các bài hát, bài đồng dao, bài thơ, thành ngữ ca dao, câu đố vui và các trò chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam. Cuối cùng là số hình ảnh minh họa để phản ánh phần nào về đất nước và con người Việt Nam.

 

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hằng năm có các chương trình tập huấn, bổ túc cho giáo viên dạy tiếng Việt tại các nước, dạy tiếng Việt cho Việt kiều. Tất cả các hoạt động trên đều vì nỗ lực chung trong việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch ALOV, mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của kiều bào, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho cuốn sách này để hoàn thiện hơn và có thể tái bản


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày