Kinh Doanh

Nghịch lý của chính sách bảo hộ

Thứ Hai | 28/04/2014 14:15

Kinh tế Việt Nam thời hậu gia nhập WTO đang rơi vào nghịch lý: ngành có khả năng cạnh tranh cao thì lại không nhận được bảo hộ một cách hiệu quả.
Thông thường, một nền kinh tế ngay cả khi hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế vẫn luôn có những chính sách bảo hộ "khéo léo" đối với các ngành sản xuất trong nước.

Chẳng hạn đối với khu vực liên minh châu Âu (EU), lĩnh vực kinh tế vốn không phải là thế mạnh như nông nghiệp vẫn luôn được bảo hộ thông qua Chính sách nông nghiệp chung (CAP) từ năm 1957 đến nay.

Tuy nhiên, vấn đề thực sự đối với mọi nền kinh tế trong nhu cầu vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa đòi hỏi hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế như Việt Nam lại đến từ sự chọn lọc trong chính sách bảo hộ: bảo hộ ngành nào là hợp lý nhất trong bối cảnh quy mô, phạm vi và mức độ của hàng rào bảo hộ chắc chắn sẽ còn giảm mạnh cùng với tiến trình toàn cầu hóa.

Việt Nam đã hội nhập "hối hả và không hợp lý"

Nghịch lý của chính sách bảo hộ:

Những ngành đáng lẽ cần được ưu tiên thì lại nhận được bảo hộ một cách kém hiệu quả, thậm chí có ngành tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) âm.

Kể từ năm 2006 - thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) và tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (NRP) đều giảm mạnh: ERP giảm từ 21,4% xuống chỉ còn 3,87% (2005-2010), trong khi bảo hộ danh nghĩa giảm từ 10% xuống 3,78% trong cùng giai đoạn. Theo đánh giá của Bùi Trinh & Kiyoshi Kobayashi, việc tỷ lệ bảo hộ giảm mạnh cho thấy Việt Nam đã tiến hành hội nhập một cách "hối hả và không hợp lý".
Gafin
Dĩ nhiên, việc giảm tỷ lệ bảo hộ là một tất yếu khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhưng việc tỷ lệ bảo hộ giảm mạnh cho thấy Việt Nam đã tiến hành hội nhập một cách "hối hả và không hợp lý" (Bùi Trinh & Kiyoshi Kobayashi).

Quan trọng hơn, việc lựa chọn bảo hộ nền kinh tế trong nước lại vướng vào một nghịch cảnh của bảo hộ. Có nghĩa, những ngành đáng lẽ được ưu tiên thì lại nhận được càng ít bảo hộ, thậm chí có ngành tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu âm.

Bảo hộ ngành nào và làm sao cho có hiệu quả?

Một chính sách bảo hộ hiệu quả, trước tiên phải hướng đến ngành có năng lực cạnh tranh cao của một nền kinh tế. Thông thường nếu một ngành có chỉ số lan tỏa kinh tế cao và chỉ số kích thích nhập khẩu thấp là ngành có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế và ngược lại.

Một ngành có chỉ số lan tỏa kinh tế cao và chỉ số kích thích nhập khẩu thấp là ngành có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế và ngược lại.

Theo tiêu chí xác định trên, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) là lĩnh vực nên ưu tiên phát triển khi có chỉ số lan toả kinh tế cao (lớn hơn 1) và chỉ số kích thích nhập khẩu thấp (nhỏ hơn 1).

Theo nghiên cứu của Bùi Trinh & Kiyoshi Kobayashi, nông nghiệp là ngành kinh tế hiệu quả với độ lan tỏa kinh tế cao và ít kích thích nhập khẩu. Năm 2007, chỉ số lan tỏa kinh tế đạt 1,0293 (lớn hơn 1) và tăng lên 1,031 trong 3 năm sau đó. Bên cạnh đó, chỉ số kích thích nhập khẩu luôn nhỏ hơn 1 (0,9643 năm 2007 và 0,9748 năm 2010).

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu trong khu vực I ngày càng giảm.

gafin

Thậm chí, nhiều ngành trong khu vực I có tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu rất thấp, thậm chí âm. Ví dụ như các ngành chăn nuôi gia súc gia cầm, mía cây, cao su mủ khô,...

Như vậy, rõ ràng khu vực I mà đặc biệt là nông nghiệp - lĩnh vực lẽ ra cần bảo hộ thì lại nhận được bảo hộ một cách kém hiệu quả. Điều này không chỉ tác động bất lợi đối với sức cạnh tranh của khu vực I, mà còn gây ảnh hưởng đến những ngành chế biến có nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp. Nghịch lý trong nông, lâm nghiệp và thủy sản là ví dụ tiêu biểu cho những vấn đề tồn tại trong chính sách bảo hộ đối với những ngành có lợi thế cạnh tranh tốt mà đáng lẽ cần nhận được bảo hộ hiệu quả hơn.

Nguồn Theo DVO


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày