Tài Chính

Bài học từ cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande

Minh Đức Chủ Nhật | 03/10/2021 11:31

Các tòa nhà dân cư chưa hoàn thành từ Evergrande Oasis. Ảnh: Reuters

Cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande, tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc đã dấy lên nhiều lo ngại.
Các tòa nhà dân cư chưa hoàn thành từ Evergrande Oasis. Ảnh: Reuters

Nhiều đầu tư đã lo ngại về một cuộc sụp đổ tương tự như vụ Lehman Brothers dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường tài chính thế giới năm 2008. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã chịu những tác động trong ngắn hạn. Liệu rằng lịch sử có lặp lại và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam là gì?

Chia sẻ tại Talkshow Phố Tài Chính, ông Mã Thanh Danh, Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn KIDO cho biết, khi phát triển đa ngành, phải dựa trên 3 vấn đề cốt lõi. Thứ nhất là nguồn lực, thứ hai là đội ngũ vận hành và thứ ba là chiến lược quản trị rủi ro đa ngành.

Theo ông Danh, khi đầu tư vào một lĩnh vực mới thì doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực về dòng tiền và trong bối cảnh hiện nay thì mức độ rủi ro cũng cao hơn khi cả Việt Nam và thế giới đều đang chịu tác động của COVID-19.

Ảnh chụp màn hình từ Talkshow Phố Tài Chính.
Ảnh chụp màn hình từ Talkshow Phố Tài Chính.

Ông Danh cũng cho biết, doanh nghiệp của mình hiện nay đã chuẩn bị nhiều kịch bản, như những biến động 3 tại chỗ, độ mở cửa của miền Nam, đặc biệt là TP.HCM, rồi đến các chỉ thị…“Chúng tôi xây dựng kế hoạch kinh doanh theo từng bước, theo từng giai đoạn”, ông Danh nói.

Trong khi đó, ở góc nhìn của mình ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc SGI Capital cũng đánh giá đa ngành không phải là tốt hay không tốt, mà cái yếu tố ở đây là khả năng quản trị khi mở rộng sang một lĩnh vực mới. Dịch COVID-19 xảy ra là sự kiện mà 100 năm nay mới xảy ra một cách nghiêm trọng như vậy một lần. Điều đó để lại những hậu quả trong sức khỏe tài chính của rất nhiều doanh nghiệp ngoài sàn cũng như là trên sàn niêm yết.

 

Trong quá trình đó, sẽ còn có các doanh nghiệp tiếp tục bị đào thải, tiếp tục bị bo hẹp, có những doanh nghiệp quản trị tốt, có sức mạnh chống đỡ tốt thì họ sẽ tận dụng được cơ hội đấy để vượt lên.

“Ai quá lo lắng đến một doanh nghiệp có thể đổ vỡ dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền cả hệ thống thì cá nhân tôi cho rằng xác xuất là rất rất thấp. Bởi vì các chính quyền, các chính phủ và các ngân hàng trung ương, họ ý thức vô cùng rõ được rủi do hệ thống bây giờ đang rất cao và tất cả chính sách đang được sử dụng hoặc có thể sẽ sử dụng đều ngăn rủi do hệ thống đấy”, ông Phúc chia sẻ.

Theo ông Phúc, thị trường chứng khoán cần hai động lực chính để tăng trưởng. Một là tăng trưởng nội tại của nền kinh tế và doanh thu lợi nhuận từng doanh nghiệp. Động lực thứ hai đến từ một nền lãi suất rất thấp. Cả hai điều đó, đều đang hiện hữu trong giai đoạn này. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam đang được dần mở cửa trở lại và dần phục hồi.

“Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng nhà đầu tư chứng khoán nên tập trung phần lớn những nỗ lực, thời gian của mình vào để làm và chọn lọc những doanh nghiệp tốt hơn Index, chứ không phải là dự đoán liệu Index có đi xuống không hay là như nào”, ông Phúc chia sẻ.

Và lựa chọn doanh nghiệp thì lời khuyên là gì? Ông Phúc cho rằng chúng ta vẫn phải bám vào những điều cốt lõi nhất, doanh nghiệp nào mạnh mẽ, phục hồi lại tốt năm sau có những triển vọng tăng trưởng vượt trội là những doanh nghiệp cần được chú ý.

Có thể bạn quan tâm 

Evergrande và 'bom nợ' chực chờ phát nổ

Tài chính toàn cầu chao đảo do lo ngại “quả bom nợ” Evergrande


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày