Thế giới

Đại dịch, chiến tranh và lạm phát đã tạo ra thêm 573 tỉ phú mới

Bảo Hân Thứ Ba | 24/05/2022 16:11

Ảnh: The Guardian.

Các tổ chức từ thiện đang kêu gọi đánh thuế tài sản của giới siêu giàu sau khi họ được hưởng lợi từ giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt.
Ảnh: The Guardian.

Tài sản của các tỉ phú thực phẩm và năng lượng đã tăng 453 tỉ USD trong hai năm qua, do giá năng lượng, hàng hóa tăng vọt sau đại dịch và cuộc chiến của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, Oxfam - liên minh quốc tế của 20 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới, để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công - đã tiết lộ.

Khi giới “tinh hoa” trong kinh doanh và chính trị trên thế giới gặp nhau tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, tổ chức Oxfarm cho biết giá lương thực toàn cầu tăng theo chiều xoắn ốc đã giúp tạo ra 62 tỉ phú lương thực mới chỉ trong 24 tháng.

Tập đoàn Cargill, một trong những nhà kinh doanh thực phẩm lớn nhất thế giới, hiện có 12 thành viên trong gia đình là tỉ phú, tăng từ 8 người trước đại dịch. Gia đình Cargill cùng với ba công ty khác kiểm soát 70% thị trường nông sản toàn cầu.

Giá lương thực trung bình tăng hơn 30% trong năm qua, có khả năng đẩy hơn 263 triệu người vào cảnh nghèo đói nghiêm trọng hơn so với trước đại dịch. Con số này tương đương với dân số của Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha cộng lại và sẽ đưa số người sống dựa vào ít hơn 1,90 USD/ ngày lên 860 triệu vào cuối năm nay.

Ông Danny Sriskandarajah, Giám đốc điều hành của Oxfam, cho biết: “Về mặt đạo đức, người dân ở Đông Phi đang chết vì đói trong khi "vận mệnh" của giới siêu giàu trên thế giới được thúc đẩy bởi giá thực phẩm và năng lượng tăng chóng mặt. Vào thời điểm mà hàng trăm triệu người đang phải đối mặt với tình trạng nghèo cùng cực, không có lý do gì để các chính phủ không giải quyết lợi nhuận và sự giàu có khổng lồ để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.”

Oxfam kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới họp tại Davos ngay lập tức đưa ra các loại thuế tài sản đối với người siêu giàu để giúp giải quyết tình trạng nghèo đói cùng cực, gia tăng lớn nhất trong hơn 20 năm qua.

Tổ chức từ thiện phát triển cho biết các chính phủ nên làm theo tấm gương của Argentina và đánh thuế khoản lợi nhuận khổng lồ từ đại dịch “rơi xuống" các tỉ phú. Thuế của Argentina đã tăng 223 tỉ peso (1,5 tỉ bảng Anh) vào năm ngoái.

Bà Nellie Kumambala, một giáo viên đến từ Lumbadzi, Malawi, cho biết giá dầu ăn đã tăng gần gấp ba lần trong một tháng. Ảnh: Oxfam.
Bà Nellie Kumambala, một giáo viên đến từ Lumbadzi, Malawi, cho biết giá dầu ăn đã tăng gần gấp ba lần trong một tháng. Ảnh: Oxfam.

Oxfam cũng kêu gọi việc áp dụng thuế tài sản vĩnh viễn để kiềm chế sự giàu có cùng cực và sự độc quyền. Tổ chức cho biết nếu đánh thuế tài sản hàng năm bắt đầu từ 2% đối với các triệu phú và tăng lên 5% đối với các tỉ phú, thì có thể tạo ra 2,5 tỉ USD một năm. Con số đó đủ để đưa 2,3 tỉ người thoát khỏi đói nghèo, sản xuất đủ vaccine cho thế giới, đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân và bảo trợ xã hội cho tất cả mọi người sống ở các nước có thu nhập trung bình và thấp.

Nhu cầu thứ ba là nhằm chấm dứt tình trạng “trục lợi khủng hoảng” bằng cách áp dụng mức thuế tạm thời đối với tất cả các công ty lớn, không chỉ các công ty dầu khí như Đảng Lao động ở Anh đề xuất. Oxfam cho biết mức thuế như vậy đối với chỉ 32 công ty đa quốc gia siêu lợi nhuận đã có thể tạo ra doanh thu 104 tỉ USD vào năm 2020.

Tổng cộng có 573 tỉ phú mới đã xuất hiện trong thời kỳ đại dịch. Oxfam cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong lịch sử được ghi nhận đối với tầng lớp tỉ phú.

Theo xếp hạng của tạp chí Forbes về người siêu giàu. Con số này tương đương với 13,9% GDP toàn cầu, và tăng gấp ba lần so với năm 2000. Tài sản của 20 tỉ phú giàu nhất còn lớn hơn toàn bộ GDP của châu Phi.

 

Bà Nellie Kumambala, một giáo viên tiểu học sống ở Lumbadzi, Malawi, cùng chồng, hai con và mẹ già, cho biết: “Giá cả đã tăng rất nhiều kể từ tháng trước. Hai lít dầu ăn, tháng trước là 2.600 kwacha, nay là 7.500. Bạn tưởng tượng mà xem. Mới hôm qua tôi ra tiệm mua dầu mà không mua được vì không đủ tiền. Mỗi ngày, tôi đều lo lắng về việc mình sẽ kiếm ăn như thế nào, tôi luôn tự nghĩ hôm nay mình phải làm gì để gia đình có cái ăn?'"

Có thể bạn quan tâm: 

Tiền điện tử lao dốc, tỉ phú thành triệu phú

Nguồn The Guardian


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày