Thế giới

Dầu ăn tăng giá, người nghèo "bỏng tay"

Mỹ Quyên Thứ Sáu | 22/07/2022 10:51

Ấn Độ là một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào dầu ăn mà còn vào nhập khẩu dầu ăn. Ảnh: Nikkei Asia.

Khi nhà nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới chao đảo vì giá dầu tăng cao, thì tầng lớp nghèo nhất của Ấn Độ lại là người phải trả giá.
Ấn Độ là một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào dầu ăn mà còn vào nhập khẩu dầu ăn. Ảnh: Nikkei Asia.

Vào một chiều tháng 4 oi ả, anh Kumud Sahu lau mồ hôi bằng chiếc khăn tay ố vàng màu nghệ, uống một hớp nước rồi ngả người trên băng ghế gỗ. Chiếc ghế này là chỗ duy nhất anh có thể ngồi nghỉ ngơi, trong hàng ăn nhỏ ven đường tại khu Jawaharlal Nehru sầm uất của tầng lớp lao động, thuộc miền đông Kolkata, Ấn Độ.

“Cuộc sống đó giờ luôn khó khăn, nhưng chưa bao giờ khó như những ngày này” anh Sahu nhìn vào đám đông các quầy hàng ăn khác và nói. “Công việc kinh doanh đi xuống và tôi không biết làm cách nào để nuôi gia đình mình.” Anh thậm chí đã bán đi mảnh đất để dành ở quê để "cầm cự" thêm ít lâu.

Người bán hàng rong Kumud Sahu và vợ chuẩn bị những chiếc bánh mì dẹt để phục vụ với các món cà ri. Ảnh: Uddalak Sardar.
Người bán hàng rong Kumud Sahu và vợ chuẩn bị những chiếc bánh mì dẹt để phục vụ với các món cà ri. Ảnh: Uddalak Sardar.

Khi nhà nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới chao đảo vì giá dầu tăng cao, thì tầng lớp nghèo nhất của Ấn Độ lại là người phải trả giá.

Ấn Độ là một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào dầu ăn mà còn vào nhập khẩu dầu ăn. Đất nước nam Á này tiêu thụ gần 25 triệu tấn dầu ăn mỗi năm, nhưng chỉ sản xuất được khoảng 11 triệu tấn, khoảng trống còn lại được lấp đầy bởi nhập khẩu.

 

Điều này đã tạo ra vấn đề lớn và không ngừng gia tăng cho Ấn Độ. Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ sẽ không thể “độc lập” về mặt dầu ăn cho tới 2 thập kỷ nữa, vì nhu cầu tiêu dùng dầu cho ẩm thực trong nước đang vượt xa khả năng sản suất.

Món bánh Kachori chiên ăn kèm cà ri của Ấn Độ. Ảnh: Nikkei Asia.
Món bánh Kachori chiên ăn kèm cà ri của Ấn Độ. Ảnh: Nikkei Asia.

Nhập về khoảng hơn 60% lượng dầu ăn từ nước ngoài, Ấn Độ đã “ngắc ngoải” trước cả khi chiến tranh xảy ra bởi chi phí vận chuyển cao, lạm phát năng lượng, thiếu hụt lao động và thời tiết khắc nghiệt đều tác động tiêu cực đến giá dầu. Cơn bão giá còn mang đến nỗi lo về đói nghèo diện rộng và bất ổn xã hội như những gì đang diễn ra ở Sri Lanka. 

Hơn 5 triệu người kinh doanh thức ăn đường phố chính là biểu tượng của Ấn Độ. Họ đều tập trung tại các thành phố như New Delhi, Mumbai, Kolkata và Ahmedabad, hầu hết trong số đó là người nhập cư và làm việc 12 tiếng một ngày. 

Không chỉ người bán hàng ăn mà các người nội trợ đều chán nản với giá cả hiện tại. Từ món ăn hàng ngày chỉ cần một thìa cà phê dầu để ướp, cho đến những chiếc bánh mì và đồ ngọt có mùi thơm hấp dẫn, hàng nghìn công thức nấu ăn ở thành thị khác của Ấn Độ đều sử dụng dầu.

 

Tại Quảng trường Dalhousie của Kolkata, ông Niranjan Shee bán “trứng cuộn” - loại bánh mì dẹt chiên giòn phủ trứng và cuộn lại với salad hành tây - đã nhanh chóng cân nhắc mức tăng 13% giá thành mỗi cuộn để đương đầu với lạm phát.

Cuộc khủng hoảng dầu ăn cũng đặt ra câu hỏi về chính sách của chính phủ. Sự phụ thuộc của Ấn Độ vào nhập khẩu dầu đã khiến nước này phải hứng chịu các sự kiện địa chính trị. Ba thập kỷ trước không có tình trạng này, khi Ấn Độ tự chủ về sản xuất dầu ăn và chỉ nhập khẩu 300.000 tấn dầu ăn mỗi năm. Thời điểm Ấn Độ mở cửa nền kinh tế, mức tiêu dùng cùng với thu nhập tăng, trong khi sản xuất đình trệ. Điều này tạo ra sự mất cân đối lớn trong cung và cầu.

Trứng cuộn - loại bánh mì dẹt chiên giòn phủ trứng và cuộn lại với salad hành tây. Cũng là một món chiên của ẩm thực Ấn Độ. Ảnh: Nikkei Asia.
Trứng cuộn - loại bánh mì dẹt chiên giòn phủ trứng và cuộn lại với salad hành tây. Cũng là một món chiên của ẩm thực Ấn Độ. Ảnh: Nikkei Asia.

Trong một nỗ lực giúp đỡ những người như ông Shee, New Delhi đã đưa ra kế hoạch 5 năm trị giá 1,4 tỉ USD vào cuối năm ngoái để tăng sản lượng dầu cọ trong nước. Đây là một phần mở rộng của một chương trình đã được khởi động trước đó để trồng thêm cây cọ dầu trong nước và giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia vào thương mại toàn cầu. Nhưng không đạt được nhiều tiến bộ kể từ khi chiến lược ban đầu được đưa ra vào năm 2014. 

Có thể bạn quan tâm:

 Nga - Iran ký thỏa thuận dầu khí 40 tỉ USD

Nguồn Nikkei Asia


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày