Thế giới

Đức và Ba Lan quốc hữu hoá công ty con của “đế chế” khí đốt Nga

Hải Miên Thứ Tư | 16/11/2022 16:53

Bộ Kinh tế Đức cho biết các biện pháp trừng phạt của Nga đã đặt công ty, các đối tác kinh doanh vào tình thế khó khăn về tài chính.

Đức và Ba Lan tuyên bố sẽ tiếp quản các công ty khí đốt tự nhiên có liên kết với tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga vào ngày 14/12, cho biết động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung, khi châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng vì cuộc chiến ở Ukraine.

Đức đang tiến hành quốc hữu hoá công ty con chủ chốt ở Đức của hãng khí đốt quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga, đồng thời sẽ chi hơn 13 tỉ euro (13,44 tỉ USD) để củng cố hoạt động kinh doanh của các công ty này, trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung năng lượng. Công ty hiện đã được đổi tên thành Securing Energy for Europe (SEFE), là đơn vị tham gia vào việc buôn bán, vận chuyển và lưu trữ khí đốt tự nhiên ở Đức và các nước láng giềng

Trong khi đó, chính phủ Ba Lan cho biết họ đã áp dụng "sự quản lý bắt buộc tạm thời" đối với cổ phần của Gazprom trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt Yamal trên lãnh thổ Ba Lan.

Khi các nước châu Âu hỗ trợ Ukraine, Nga đã cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên dùng để sưởi ấm nhà cửa, sản xuất điện và công nghiệp năng lượng, tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng góp phần thúc đẩy lạm phát và buộc một số nhà máy phải đóng cửa do giá cả tăng cao.

Đức, nhà nhập khẩu khí đốt lớn của Nga trước chiến tranh, đã không nhận được bất kỳ khí đốt nào từ Nga kể từ cuối tháng 8, trong khi Ba Lan bị cắt nguồn cung vào tháng 4.

Quang cảnh tòa tháp thương mại Trung tâm Lakhta, trụ sở của công ty độc quyền khí đốt Nga Gazprom ở St. Petersburg, Nga. Ảnh: AP.
Quang cảnh tòa tháp thương mại Trung tâm Lakhta, trụ sở của công ty độc quyền khí đốt Nga Gazprom ở St. Petersburg, Nga. Ảnh: AP.

Bộ trưởng Bộ Phát triển và Công nghệ Ba Lan, ông Waldemar Buda, cho biết việc tiếp quản là cần thiết để đảm bảo hoạt động của công ty đường ống dẫn dầu EuRoPol Gaz, thuộc sở hữu của Gazprom và công ty năng lượng khổng lồ PKN Orlen của Ba Lan.

Sau khi Ba Lan trừng phạt Gazprom vì cuộc chiến ở Ukraine, ông Buda cho biết đã có một "sự bế tắc trong quyết định" tại EuRoPol Gaz, với việc nhà điều hành Ba Lan "không có đối tác" để quyết định công việc bảo trì cần thiết.

Ông Buda nói: “Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để loại bỏ những tác động từ hành động gây hấn của Nga và loại bỏ vốn cũng như ảnh hưởng của Nga."

Ở Đức, sự lẫn lộn về quyền sở hữu và các biện pháp trừng phạt cũng góp phần vào quyết định quốc hữu hóa một công ty con cũ của Gazprom.
 
Vào đầu tháng 4, chính phủ Đức đã giao cho cơ quan quản lý mạng lưới của mình phụ trách Gazprom Germania sau một động thái mơ hồ của công ty mẹ nhằm cắt đứt quan hệ với đơn vị này. Cơ quan này được được ủy thác việc vận hành công ty, có quyền sa thải và bổ nhiệm các nhà quản lý mới.

Bộ Kinh tế Đức cho biết các biện pháp trừng phạt của Nga đã đặt công ty, các đối tác kinh doanh vào tình thế khó khăn về tài chính. Ngoài ra ngân hàng cũng đã chấm dứt quan hệ với công ty hoặc từ chối xây dựng các công ty mới do tình trạng sở hữu không rõ ràng.

Chính phủ đang tiếp quản SEFE thông qua việc cắt giảm vốn, loại bỏ các cổ đông trước đó, đồng thời bơm khoảng 225,6 triệu euro vốn mới dưới sự bảo trợ của một công ty cổ phần do chính phủ nắm giữ.

Đây là lần quốc hữu hóa ngành năng lượng mới nhất của Đức. Vào tháng 9, chính phủ Đức cho biết đang nắm quyền kiểm soát ba nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Nga để đảm bảo an ninh năng lượng. Hai công ty con của gã khổng lồ dầu mỏ Nga Rosneft được đặt dưới sự quản lý của cơ quan quản lý mạng lưới quốc gia.

Ngay sau đó, chính phủ tuyên bố quốc hữu hóa công ty nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất nước, Uniper. Khoản lỗ của công ty đã tăng lên khi Nga giảm nguồn cung cấp khí đốt.

Có thể bạn quan tâm: 

Ông Trump tuyên bố tái tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024

Nguồn AP News


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày