Thế giới

Nga xuất khẩu 97,7 tỉ USD nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày

Gia Khánh Thứ Ba | 19/07/2022 09:55

Phần lớn dầu mà Ấn Độ nhập được tinh chế rồi bán sang Mỹ và châu Âu, những quốc gia đang cố gắng không phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga. Ảnh: Satoshi Kambayashi.

Đức, Ý và Hà Lan - các thành viên của EU và NATO - nằm trong số các nhà nhập khẩu lớn nhất, chỉ có Trung Quốc vượt qua những nước này.
Phần lớn dầu mà Ấn Độ nhập được tinh chế rồi bán sang Mỹ và châu Âu, những quốc gia đang cố gắng không phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga. Ảnh: Satoshi Kambayashi.

Bất chấp các lệnh trừng phạt và lệnh cấm nhập khẩu có hiệu lực, Nga đã xuất khẩu 97,7 tỉ USD nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày kể từ sau cuộc chiến, tương đương 977 triệu USD mỗi ngày.

Vậy, Nga đang xuất khẩu những loại nhiên liệu hóa thạch nào, và ai là người nhập khẩu?

 

Khối EU “đóng góp” 61% vào doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga trong thời gian 100 ngày.

Đức, Ý và Hà Lan - các thành viên của cả EU và NATO - nằm trong số các nhà nhập khẩu lớn nhất, chỉ có Trung Quốc vượt qua những nước này.

Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, với gần 2 triệu thùng dầu chiết khấu của Nga trong tháng 5 - tăng 55% so với một năm trước. Tương tự, Nga vượt qua Ả Rập Saudi trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc.

Nhập khẩu tăng mạnh nhất đến từ Ấn Độ, mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga trong thời gian 100 ngày. Phần lớn dầu mà Ấn Độ nhập được tinh chế rồi bán sang Mỹ và châu Âu, những quốc gia đang cố gắng không phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga.

Như một cách để phản đối cuộc chiến, một số quốc gia đã có những hành động nghiêm khắc chống lại Nga thông qua các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm cả nhiên liệu hóa thạch. 

Mỹ và Thụy Điển đã cấm hoàn toàn việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, với khối lượng nhập khẩu hàng tháng lần lượt giảm 100% và 99% trong tháng 5, so với thời điểm cuộc chiến bắt đầu.

Trong khi EU đang quyết tâm loại bỏ dần dầu của Nga, một số nước trong châu  Âu lại trở nên vô cùng phụ thuộc. Một cuộc tẩy chay toàn diện đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga cũng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế châu  Âu - do đó, việc loại bỏ hoàn toàn có thể sẽ diễn ra từ từ và tùy thuộc vào môi trường địa chính trị đang thay đổi.

Có thể bạn quan tâm:

 Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, triển vọng toàn cầu u ám

Nguồn Visual Capitalist


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày