Phong Cách Sống

Biến thể COVID-19 mới của Việt Nam thuộc chủng Ấn Độ

Minh Duy Thứ Sáu | 04/06/2021 08:32

Người lao động tại một khu công nghiệp ở Bắc Giang. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Kiểm soát dịch bệnh vẫn là chìa khóa quan trọng vì tình trạng thiếu vaccine đe dọa các công ty trong chuỗi cung ứng.
Người lao động tại một khu công nghiệp ở Bắc Giang. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Khi nhiều tỉnh miền Bắc chống lại các biến thể COVID-19, đại diện chính của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đang kêu gọi các cơ quan chức năng và các công ty quan trọng trong chuỗi cung ứng tiếp tục nỗ lực ngăn chặn vì việc tiêm chủng cho công nhân nhà máy đang giảm so với nhu cầu.

Kể từ cuối tháng 4, Việt Nam đã phải vật lộn để kiềm chế nhiều đợt bùng phát COVID-19 tại các nhà máy ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Hôm 2.6, cả nước ghi nhận 241 ca nhiễm mới trong đó có 157 ca nhiễm ở Bắc Giang và 31 ca ở Bắc Ninh.

Hôm 29.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng một biến thể mới được phát hiện có thể đã góp phần làm bùng phát dịch bệnh đợt này. Theo ông Long, biến thể COVID-19 mới kết hợp các đặc điểm của 2 biến thể hiện có lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ và Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, đại diện WHO tại Việt Nam – ông Kidong Park cho rằng: “Không có biến thể lai mới ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Biến thể được phát hiện là biến thể Delta, với các đột biến bổ sung và cần theo dõi thêm”.

 

"Đây là biến thể Delta hiện có. Nó là một đột biến bổ sung", ông KidongPark giải thích. Nhưng đại diện WHO cũng nhấn mạnh: biến thể Delta rất nguy hiểm vì nó rất dễ lây lan và lây lan rất nhanh.

Số ca nhiễm mới ở Việt Nam trong tháng 5. Ảnh: WHO.
Số ca nhiễm mới ở Việt Nam trong tháng 5. Ảnh: WHO.

Trước đó, nhà nghiên cứu cấp cao Son Nghiem tại Trung tâm Kinh tế Y tế Ứng dụng của Đại học Griffith ở Úc cho biết: “Theo hiểu biết của tôi, các đợt bùng phát ở Bắc Giang và Bắc Ninh chủ yếu có liên quan đến biến thể của Ấn Độ”.

Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thách thức hiện nay là đẩy nhanh việc tiêm chủng trong bối cảnh thiếu hụt vaccine, khi các nền kinh tế châu Á đang chạy đua để đảm bảo nguồn cung.

"Cơ chế Covax là một trong những giải pháp", ông Park nhấn mạnh và cho rằng việc thiếu hụt xảy ra vào tháng 3 và tháng 4.2021 chủ yếu do sự bùng phát ở Ấn Độ. Ấn Độ là nhà sản xuất chính vaccine COVID-19 cho cơ chế Covax, nhưng nước này đã phải ngừng xuất khẩu vaccine để ưu tiên cho nhu cầu trong nước, kể cả cho chương trình Covax.

Tuy nhiên, ông Park khẳng định cam kết của Covax về việc cung cấp vaccine cho 20% dân số của các thành viên vào cuối năm nay vẫn còn hiệu lực. Việt Nam là thành viên của Covax.

Hiện, Covax đã huy động được hơn 10 tỉ USD vì mục tiêu cung cấp 1,8 tỉ liều vaccine COVID-19 cho hơn 90 nền kinh tế có thu nhập thấp hơn vào đầu năm 2022. Ảnh: Bloomberg.
Hiện, Covax đã huy động được hơn 10 tỉ USD vì mục tiêu cung cấp 1,8 tỉ liều vaccine COVID-19 cho hơn 90 nền kinh tế có thu nhập thấp hơn vào đầu năm 2022. Ảnh: Bloomberg.

Covax được dẫn đầu bởi Gavi, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Phòng dịch, nhằm đảm bảo vaccine đạt được sự tiếp cận công bằng, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển.

Có thể bạn quan tâm:

WHO phê duyệt vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày