Tài Chính

Cổ phiếu có phải là điểm đến "an toàn" trong thời lạm phát?

Nhật Lệ Thứ Hai | 15/08/2022 11:56

Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán HSC. Ảnh: TL.

Xung đột Nga và Ukraine dấy lên nhiều lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu khi đây là hai quốc gia có nhiều ảnh hưởng kinh tế đối với thế giới.
Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán HSC. Ảnh: TL.

Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá cả hàng hóa leo thang khi Nga là quốc gia cung cấp khoảng 40% khí đốt và 25% dầu mỏ, Ukraine là quốc gia trung chuyển dầu thô sang các nước EU. Do đó, sự kiện này đã tác động mạnh đến giá dầu. Nga và Ukraine cũng là hai quốc gia xuất khẩu ngũ cốc, kim loại (palladium, đồng, niken, vàng), và hóa chất lớn trên thế giới. Xung đột sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn từ đó đẩy giá cả các mặt hàng lên cao. 

Tình trạng giá năng lượng, lương thực tăng cao trong khi nguồn cung thiếu hụt đã khiến mối lo về an ninh năng lượng và lương thực trở nên rõ ràng hơn. Nhiều nước đang phải hạn chế xuất khẩu các mặt hàng lương thực, vật tư nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung trong nước, có thể kể đến như Ấn Độ (cấm xuất khẩu lúa mì), Ukraine (lúa mì, yến mạch, đường…), Indonesia (dầu cọ).

Thống kê của các tổ chức kinh tế lớn và Agriseco Research chỉ ra rằng lạm phát ở ngưỡng cho phép chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp.
Thống kê của các tổ chức kinh tế lớn và Agriseco Research chỉ ra rằng lạm phát ở ngưỡng cho phép chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp.

Theo góc nhìn của Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research), áp lực lạm phát có xu hướng gia tăng trong các tháng cuối năm. Trong khi việc dự báo lạm phát sẽ tốn nhiều nguồn lực và đang có nhiều quan điểm trái chiều từ các nhà kinh tế hàng đầu, việc chuẩn bị trước kịch bản xây dựng danh mục khi lạm phát tăng cao, giúp nhà đầu tư chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của nền kinh tế.

Agriseco Research đánh giá cổ phiếu vẫn là kênh đầu tư phù hợp trong chu kỳ lạm phát. Thống kê của các tổ chức kinh tế lớn và Agriseco Research chỉ ra rằng lạm phát ở ngưỡng cho phép chứng khoán vẫn là kênh đầu tư phù hợp. Lạm phát xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong đà tăng trưởng thường vẫn là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán, ngược lại khi kinh tế rơi vào suy thoái. Các kênh đầu tư như Bitcoin và các tiền điện tử mang tính chất đầu cơ và chưa có khung pháp lý hoàn thiện; trong khi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn đang ở mức thấp.

 

Agriseco Research đánh giá một số nhóm ngành nhà đầu tư có thể quan tâm trong thời kỳ lạm phát bao gồm kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong năm nay và các năm tới; cùng với đó là nhóm ngành hưởng lợi khi lạm phát xảy ra.

Cụ thể, trong môi trường lạm phát tăng cao, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm thường khởi sắc hơn (theo thống kê của Agriseco Research). Nguyên nhân là do lạm phát làm tăng rủi ro cho các hoạt động kinh tế khiến nhu cầu về bảo hiểm lại tăng lên; tỉ trọng tiền mặt và tiền gửi cao của các doanh nghiệp bảo hiểm giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi trong môi trường lạm phát. Đáng chú ý, với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như BVH, lãi suất kỹ thuật (lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn trên 10 năm) tăng khiến tỉ lệ trích lập dự phòng toán học trên các hợp đồng kí mới giảm, và qua đó phần nào giúp cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể “để mắt” đến nhóm ngành có tính phòng thủ. Trong giai đoạn lạm phát cùng với những bất ổn địa chính trị như hiện nay, các ngành thiết yếu như điện, nước, dược phẩm, công nghệ có nhu cầu ổn định, không bị suy giảm bởi sức mua do lạm phát tăng cao sẽ là điểm đến an toàn. 

Có thể bạn quan tâm 

Đã đến lúc nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận ngắn hạn?


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày