Thế giới

Go-Jek chuẩn bị gia nhập thị trường Việt Nam?

Thứ Bảy | 03/03/2018 22:31

DealStreetAsia

Với dân số 93 triệu người và khoảng 45 triệu xe gắn máy, Việt Nam được coi là một thị trường hấp dẫn cho các dịch vụ gọi xe máy
DealStreetAsia

Theo các nguồn tin của Deal Street Asia, Go-Jek,  “kì lân” (start-up có định giá trên 1 tỷ USD) của Indonesia, đang tiến hành tuyển dụng các chuyên gia tại Việt Nam để thâm nhập vào thị trường nước ngoài thứ 2 ở Đông Nam Á.

Với dân số khoảng 93 triệu người và khoảng 45 triệu xe gắn máy, Việt Nam được coi là một thị trường hấp dẫn cho các dịch vụ gọi xe máy. Việc mở rộng tại Việt Nam cũng ít tốn kém hơn khi so sánh với các nước láng giềng Singapore và Malaysia.

Go-Jek từ chối bình luận về vấn đề này khi được liên hệ.

Cuối năm ngoái, Go-Jek đã xác định Philippines là quốc gia đầu tiên trong khu vực mà hãng sẽ tham gia hoạt động. Hãng này cũng nói với Reuters vào thời điểm đó rằng "gần như tất cả các nước Đông Nam Á đều đang nằm trong tầm ngắm của chúng tôi trong ba, sáu đến 12 tháng ".

Vào tháng 10 năm ngoái, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Go-Jek - Nadiem Makarim - đã thông báo kế hoạch mở rộng hoạt động ra bốn quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng không nói rõ các nước mục tiêu.

Ngoài Indonesia và Philippines, Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Singapore, Lào, Việt Nam, Campuchia, Brunei, Đông Timor và Myanmar.

Việt Nam sẽ là thị trường thứ ba của Go-Jek vì công ty đã nắm giữ cổ phần trong hãng gọi xe Pathao của Bangladesh.

Việc mở rộng thị trường của Go-Jek tại Đông Nam Á nhằm giành thị phần tại thị trường khoảng 600 triệu người từ các hãng Uber và Grab.

Ở Việt Nam, Uber and Grab đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường dịch vụ gọi xe ở đây, trong khi một số hãng địa phương cũng đã bắt đầu tham gia thị trường. Năm 2016, hai công ty gọi xe (Uber và Grab) đã được Bộ Giao thông Vận tải cho phép thực hiện một chương trình thí điểm 2 năm cho dịch vụ của họ. Gần đây, giai đoạn thí điểm được mở rộng cho đến khi có thông báo mới.

Sự xuất hiện của Uber and Grab đã thúc đẩy các công ty địa phương cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, Viettel đã ký một thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện để mua 30% thị phần của start-up Việt Nam là Gonow, chính thức gia nhập thị trường gọi xe trực tuyến. Tuy nhiên, Gonow tập trung vào các dịch vụ cho thuê xe hơi cho các chuyến du lịch đi du lịch và các chuyến đi liên tỉnh.

Các công ty địa phương khác trên thị trường gọi xe của Việt Nam bao gồm 123Xe Vivu, Rada, iMove và Go-ixe.

Đối với Go-Jek, thị trường này cũng sẽ tạo cơ hội cho Go-Pay - nền tảng fintech của start-up này - vì Việt Nam hiện không có hãng đi đầu rõ ràng trong không gian fintech. Kỳ lân có hai nhà xây dựng hệ sinh thái kỹ thuật số là Google và Tencent. Ngoài ra, Go-Jek là công ty có vị thế khá lớn trong lĩnh vực thanh toán tại Indonesia.

Go-Jek hiện có rất nhiều ngân sách cho việc mở rộng thị trường. Gần đây, kì lân đầu tiên và lớn nhất của Indonesia đã huy động được hơn 1,5 tỷ USD trong một đợt gây quỹ, nhiều hơn 25% so với kế hoạch, từ hàng chục nhà đầu tư bao gồm BlackRock và Google với mức định giá 5 tỷ USD. Go-Jek đã xác nhận vào đầu tháng 2 rằng họ đã nhận được khoản tài trợ trị giá 150 triệu USD từ tập đoàn Astra International và một khoản tài trợ không được tiết lộ từ công ty đầu tư Global Digital Niaga (GDN).


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày