Thế giới

Môi trường kinh doanh của Trung Quốc đang thay đổi

Thứ Ba | 19/11/2013 10:53

Cải cách của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình có thể là cải cách lớn nhất kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế Trung Quốc năm 1978.
Kế hoạch cải cách kinh tế của Trung Quốc sẽ thay đổi môi trường cạnh tranh hiện nay của nước này khi cho phép các công ty tư nhân có thể cạnh tranh với các ngân hàng nhà nước và việc nới lỏng chính sách một con sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm của các công ty như Nestle và General Motors

Kế hoạch cải cách lĩnh vực tài chính bao gồm quy định mới về thủ tục đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và cho phép các công ty tư nhân đủ điều kiện có thể thành lập ngân hàng vừa và nhỏ. Tencent Holdings, công ty Internet lớn nhất châu Á, là một trong số các công ty xin cấp giấy phép thành lập ngân hàng ở Trung Quốc.

Tim Condon, chuyên gia kinh tế của ING Financial Markets, cho biết "Những doanh nghiệp trước đây được hưởng nhiều ưu đãi sẽ phải thay đổi. Đây có thể là một bước tiến rất lớn trong việc mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc."

Cải cách của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, cải cách triệt để nhất kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế Trung Quốc năm 1978, hướng tới việc giao cho thị trường vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế và giảm bớt sự can thiệp của chính phủ.

Kế hoạch cải cách kinh tế của Trung Quốc gồm 60 nhiệm vụ và mục tiêu đã đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội đối với hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Hôm qua (18/11), chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã tăng vọt lên 2,7%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 tháng và chỉ số Shanghai Composite tăng 2,9%.

Công nhân đang đóng gói sản phẩm tại nhà máy của Nestle tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Công nhân đang đóng gói sản phẩm tại nhà máy của Nestle tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Theo Shen Minggao, chuyên gia nghiên cứu của Citigroup, cho biết nhu cầu mua xe hơi của gia đình có hai con chắc chắn sẽ cao hơn so với gia đình chỉ có 1 con.

Các công ty của Mỹ đang đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. General Motors đã cam kết sẽ đầu tư 11 tỷ USD vào Trung Quốc vào năm 2016. Năm ngoái, các liên doanh của General Motors tại Trung Quốc đã bán được 2,84 triệu xe ở và dự tính doanh số xe sẽ tăng lên 5 triệu chiếc vào năm 2015.

Nestle, hãng thực phẩm lớn nhất thế giới, cho biết Trung Quốc là thị trường lớn thứ 4 của hãng với mức doanh thu hàng năm khoảng 5,2 tỷ franc (5,7 tỷ USD).

Nguồn Dân Việt/Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày