Thế giới

"Nợ ẩn" của Trung Quốc đe dọa sự ổn định chính trị và kinh tế

Hân Nguyễn Thứ Ba | 28/12/2021 17:38

Ảnh: SCMP.

Tổng số nợ LGFV của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 53 nghìn tỉ nhân dân tệ (8,3 nghìn tỉ USD) vào cuối năm ngoái
Ảnh: SCMP.

Ranh giới giữa các chiến dịch chống tham nhũng và xóa nợ của Trung Quốc ngày càng trở nên lu mờ khi Bắc Kinh tìm cách giải quyết các vấn đề kinh tế và chính trị đan xen ở nhiều cấp chính quyền địa phương. Từ đầu năm, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã cam kết giải quyết triệt để vấn nạn tham nhũng, tiềm ẩn nguy cơ gây nợ cho chính quyền địa phương.

Trong một báo cáo do Ủy ban Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật tỉnh Giang Tô (một trong những tỉnh giàu nhất Trung Quốc) công bố vào đầu tháng này, ba cựu quan chức địa phương đã được nêu tên và bị coi là "ví dụ điển hình" về vấn nạn tham nhũng đằng sau các khoản nợ tiềm ẩn của địa phương. 

Một cái tên được nêu ra trong báo cáo của cơ quan giám sát kỷ luật là ông Qi Biao, cựu Phó giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh, người đã bị sa thải vào tháng 12 năm ngoái.

Vào tháng 6, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng chính của Trung Quốc cho biết các vi phạm kỷ luật mà ông Qi bị kết tội bao gồm sử dụng quyền lực và vị trí có ảnh hưởng để làm trung gian cho các phương tiện tài chính của chính quyền địa phương (LGFV), nhận khối lượng tài sản khổng lồ bằng cách thu phí trung gian và tăng các khoản nợ của chính quyền địa phương.

Các cơ quan tài trợ tài chính của chính quyền địa phương (LGFV) phát triển mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hỗ trợ cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, bán trái phiếu giúp chính quyền cấp tỉnh huy động tiền để phục vụ cho mức chi tiêu ngày càng tăng.

Các khoản nợ không được liệt kê trong bảng cân đối kế toán của chính quyền địa phương, nhưng chính phủ vẫn ngầm đảm bảo sẽ hoàn trả. Do đó, so với trái phiếu minh bạch của chính quyền địa phương, các khoản nợ do LGFV huy động có thể dễ bị tham nhũng hơn.

Năm ngoái, một vụ án tham nhũng liên quan nợ nần tại quận Dushan ở tỉnh Quý Châu  miền nam Trung Quốc đã gây không ít điều tiếng. Đây là nơi có tỉ lệ nợ cao nhất trong số các chính quyền cấp tỉnh ở Trung Quốc. Cơ quan chức năng quận Dushan đã ghi nhận khoản nợ trị giá 40 tỉ nhân dân tệ (6,27 tỉ USD) vào năm 2019, trong khi doanh thu tài chính hàng năm của họ chưa đến 1 tỉ nhân dân tệ.

Nợ do LGFV phát hành, mà chính phủ trung ương thường gọi là "nợ ẩn" hoặc nợ ngầm của chính quyền địa phương, là một trong những mục tiêu chính trong nỗ lực giảm nợ của Bắc Kinh. Dù không có dữ liệu chính thức về tổng số nợ ẩn ở Trung Quốc, nhưng bà Lu Ting, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura, ước tính rằng con số này đạt 45 nghìn tỷ nhân dân tệ (7 nghìn tỉ USD) vào cuối năm 2020 - tương đương 44% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo cuối tháng 9 rằng tổng số nợ LGFV của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 53 nghìn tỉ nhân dân tệ (8,3 nghìn tỉ USD) vào cuối năm ngoái so với 16 nghìn tỉ nhân dân tệ vào năm 2013. Số tiền này tương đương khoảng 52% GDP.

Nợ do LGFV phát hành, mà chính phủ trung ương thường gọi là
Nợ do LGFV phát hành, mà chính phủ trung ương thường gọi là "nợ ẩn" hoặc nợ ngầm của chính quyền địa phương, là một trong những mục tiêu chính trong nỗ lực giảm nợ của Bắc Kinh.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hết sức quan ngại về khả năng trả nợ của chính quyền địa phương, cùng lúc đó đại dịch corona đã làm tình hình tài chính trở nên nghiêm trọng hơn.

Các LGFV có thể sẽ đóng vai trò lớn hơn trong năm tới trong việc lấp đầy ”khoảng trống tài trợ” (funding gap) của chính quyền địa phương, khi doanh thu đến từ bán đất giảm trong bối cảnh suy thoái tài sản và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lại tăng lên, nhưng tốc độ tăng có thể ở mức vừa phải bởi chiến dịch xoá nợ đang được tiến hành.

Ông Ivan Chung, Phó giám đốc điều hành tại Moody's cho biết: “Các biện pháp của chính quyền địa phương Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt một số áp lực đối với LGFV từ các tỉnh hoặc khu vực kém hơn. Tuy nhiên, không chắc các LGFV này có thể duy trì chất lượng tín dụng trong bao lâu nếu họ chỉ dựa vào sự hỗ trợ của chính phủ để trả nợ đến hạn mà không cần tái cấp vốn.”

Nguồn SCMP


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày