Thế giới

Tại sao người Nhật ngày càng thờ ơ với tình dục?

Thứ Sáu | 20/02/2015 07:57

Một tỷ lệ không nhỏ nam giới Nhật cho biết không còn hứng thú với tình dục sau khi có con, trong khi 1/4 phụ nữ cho rằng tình dục phiền phức.

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản đang giảm một cách chóng mặt. Theo giới chuyên gia, đến năm 2060, dân số của Nhật Bản sẽ giảm 1/3, và đến năm 2100, nếu xu hướng này còn tiếp diễn, dân số Nhật Bản sẽ giảm hơn 60%.

Năm 2011, doanh số bỉm người già thậm chí vượt doanh số bỉm dành cho trẻ em. Đó là vấn đề đáng báo động của Nhật Bản: Tỷ lệ sinh quá thấp, dân số quá già.

Để khảo sát về hứng thú của người dân đối với tình dục, Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình Nhật Bản mới đây đã phỏng vấn với 3.000 người gồm cả nam và nữ về đời sống tình dục của họ.

Khảo sát cho thấy, gần 50% người tham gia nói rằng họ không quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng trở lại đây (trong đó nam chiếm 48,3%, nữ chiếm 50,1%). Trong đó, 21,3% nam giới đã kết hôn cho biết họ quá mệt mỏi sau giờ làm việc (17,8% phụ nữ có cùng câu trả lời). Trong số nam giới, 15,7% nói rằng họ không còn hứng thú với chuyện chăn gối sau khi có con. 23,8% phụ nữ cho rằng tình dục quá phiền phức.

Đối với người Nhật, quá trình khởi động trước khi vào đến phòng ngủ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều công đoạn có thể khiến họ cảm thấy rắc rối và chán nản. Vì thế, nhiều người trẻ không còn hứng thú với tình dục.

1/3 số người dưới 30 tuổi chưa bao giờ hẹn hò, 1/4 số đàn ông Nhật Bản và 1/2 phụ nữ nói rằng quan hệ tình dục không dành cho họ.

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho việc giảm ham muốn tình dục ở Nhật Bản, trong đó có thể kể đến yếu tố công nghệ đang tạo ra thế giới ảo. Song cũng có rất nhiều người, đặc biệt hơn 20% nam giới Nhật Bản trong độ tuổi 25-29 nói rằng họ không hứng thú với tình dục một phần do suy giảm kinh tế.

Angelika Koch, học giả tại Đại học Cambridge, cho rằng, thứ làm hủy hoại vai trò truyền thống của những người đàn ông Nhật Bản đó là những người làm công ăn lương cống hiến cả đời cho công ty luôn được quan niệm là “cần câu cơm” của cả gia đình, trong khi số khác nhậu nhẹt cả tối với đồng nghiệp tại các câu lạc bộ, quán bar.

Trong khi đó, Rupert Russell, một nhà xã hội học thuộc đại học Harvard đã đưa ra bản báo cáo cho thấy giới trẻ Nhật Bản bị “hội chứng độc thân” … Tuy nhiên, hội chứng độc thân có lẽ là phản ứng của người Nhật với văn hóa tình dục của chính họ – ám ảnh về tính e lệ của người phụ nữ.

Một vấn đề khác là hội chứng hikikomori (khoảng 700.000 người Nhật Bản mắc phải), phần lớn là người trẻ tuổi, thất nghiệp và tìm mọi cách để lẩn trốn việc tiếp xúc với xã hội. Những áp lực thành công mà xã hội Nhật Bản đè lên vai khiến những người cảm thấy mình thất bại có xu hướng chán nản, không làm gì và dần trở nên “vô hình”.

Cho dù là nguyên nhân nào thì đây cũng là một vấn đề dân số học đáng báo động đối với chính phủ Nhật Bản. Nhận thức được mối đe dọa già hóa dân số, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe năm 2014 đã dành ra 3 tỷ yên (30 triệu USD) cho chương trình nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh.

Nguồn DVO/Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày