Kinh Doanh

Chuyên gia: Lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam từ 5,5% - 6% là hợp lý

Thứ Năm | 30/10/2014 09:32

Chi phí phát hành trái phiếu quốc tế hiện rẻ hơn 2013 nhờ yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô và đánh giá nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Thông tin từ trang GlobalCapital,Bộ Tài chính, đại diện cho Chính phủViệt Nam đã ủy quyền cho 3 ngân hàng là Deutsch Bank, HSBC và Standard Chartered tổ chức roadshow quốc tế về kế hoạch hoán đổi trái phiếu chính phủ.

Theo đó, chương trình roadshow sẽ bắt đầu từ Singapore (29/10) tiếp đến qua Hongkong, London, Boston, Newyork và kết thúc ở San Francisco vào 5/11.

Sẽ không có thỏa thuận nào trong các buổi roadshow nhưng Chính phủ Việt Nam mong muốn quay lại thị trường trái phiếu quốc tế bởi khoản nợ trái phiếu 750 triệu USD kỳ hạn 10 năm lãi suất 6,875%/năm sẽ đáo hạn vào tháng 1 năm 2016.

Theo Dealogic, lượng trái phiếu này hiện được 8 ngân hàng bảo lãnh là America Merrill Lynch, Credit suisse, Citi, Deutsche bank, HSBC, JP Morgan, Morgan Stanley and Nomora. Nay theo các ngân hàng này, thay vì nhận thanh toán từ Chính phủ Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng hoán đổi trái phiếu hiện có để lấy trái phiếu mới với mức lãi suất thấp hơn.

Các trái phiếu đáo hạn vào tháng 1/2016 được giao dịch với lợi suất khoảng 105.45 điểm vào sáng 28 tháng Mười sẽ được bán ở mức 98.223 điểm và đến sớm nhất vào đầu tuần tới các hợp đồng sẽ được chốt.

Chiến lược hoán đổi này của Việt Nam đã có tiền lệ. Như Philipines thực hiên một kế hoạch tương tự vào đầu năm nay khi hoán đổi khoản nợ 1 tỷ USD thành khoản nợ 1,5 tỷ USD rẻ hơn với lãi suất 4,2% và đáo hạn vào 2024.

"Tương tự như Philipines, hoàn toàn hợp lý khi Việt Nam thực hiện kế hoạch trên ở thời điểm hiện tại bởi chi phí đã rẻ hơn năm 2013 "- người đứng đầu một tổ chức đầu tư nằm ngoài thương vụ giao dịch bình luận: "Các nhà đầu tư thực sự hứng thú với các thị trường biên (frontier market) nhưng hầu hết họ không có cơ hội để mua bởi nguồn cung hàng hóa thực sự rất ít".

Việc thiếu trái phiếu của Việt Nam cùng bối cảnh vĩ mô được cải thiện - với Fitch đánh giá tích cực về khả năng nâng hạng tín nhiệm quốc gia trong tháng Giêng và Moody nâng từ B1 B2 trong tháng Bảy - đã giải thích một phần lý do tại sao trái phiếu Việt Nam sắp được đáo hạn năm 2016 đang được giao dịch rất mạnh mẽ.

"Có một số diễn biến tích cực đang diễn ra ở Việt Nam, từ ổn định vĩ mô, dần chuyển sang tăng trưởng bền vững hơn, lạm phát thấp hơn và trở lại thặng dư tài khoản vãng lai" - Andrew Colquhoun, người đứng đầu cơ quan đánh giá tính nhiệm quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Fitch nói: "Đây là những điểm đáng chú ý mặc dù thâm hụt ngân sách của Việt Nam đang tăng nhanh, đây là điều khiến nhà đầu tư cân nhắc, đặc biệt nếu nó vượt quá mức trần 65%GDP".

Mặc dù có nhiều yếu tố tích cực xung quanh đợt phát hành của Việt Nam, chuyên gia tư vấn của tổ chức đầu tư cho rằng điều quan trọng là tổ chức phát hành không nên quá nặng nề (not to be aggressive) về vấn đề lãi suất. Ông cho rằng mức lãi suất hợp lý đối với đợt phát hành này của Việt Nam là 5,5 - 6%/năm.

Nguồn NDH


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày