Kinh Doanh

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan với môi trường kinh doanh tại Việt Nam

Minh Anh Thứ Ba | 10/07/2018 18:01

Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tự tin vào sự bình ổn và tiếp tục cải thiện nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Ảnh: Quý Hòa

EuroCham vừa công bố kết quả chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) cho Quý 1.2018 với chỉ số 78 điểm, tăng 1 điểm so với quý trước.
Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tự tin vào sự bình ổn và tiếp tục cải thiện nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Ảnh: Quý Hòa

Đây là thông tin được khảo sát của 950 doanh nghiệp Châu Âu tham gia trong Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).

Lạc quan với Việt Nam

Theo đó, cảm nhận của các doanh nghiệp Châu Âu hoặc có mối liên hệ với Châu Âu tại Việt Nam trong quý I/2018 vẫn khá lạc quan. So với quý trước, những đơn vị đánh giá tình hình môi trường kinh doanh là “Xuất sắc” đã giảm 10%. Thay vào đó là sự tăng trưởng 7% các đơn vị xếp hạng “Tốt” cho tình hình kinh doanh tại Việt Nam. Số lượng đánh giá mang tính tiêu cực không có nhiều thay đổi, tương tư như quý IV/2017.

Theo đó, quý II/2018, các doanh nghiệp tiếp tục tin tưởng vào một môi trường kinh doanh lạc quan. Các thành viên trong Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tự tin vào sự bình ổn và tiếp tục cải thiện nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam với mức tăng 9%. Ngược lại, số lượng doanh nghiệp nghĩ rằng nền kinh tế vĩ mô có thể xấu đi tiếp tục ngang bằng so với quý trước. Số lượng đại diện tham gia khảo sát dự đoán sẽ không có nhiều thay đổi đối với nền kinh tế vĩ mô trong quý tới tăng gần 10%.

Lạm phát không phải là nỗi lo chính của các doanh nghiệp thành viên thuộc mạng lưới EuroCham. Theo đó, 84% lạc quan rằng lạm phát sẽ không có ảnh hưởng gì (19%) hoặc có ảnh hưởng không đáng kể (65%, đa số những đơn vị tham gia khảo sát).

17% số người tham gia khảo sát cho biết, lạm phát sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp họ (giảm nhẹ so với Q4.2017). Chỉ với 1% cho rằng lạm phát sẽ đe dọa công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình, các đại diện tham gia khảo sát đã xua tan lỗi lo về lạm phát.

Xét về khía cạnh nguồn lao động, số doanh nghiệp muốn duy trì lượng người làm việc tiếp tục giữ ở mức 40%. Mặt khác, kết quả cũng cho thấy có 12% các đơn vị muốn tăng số lượng người lao động trong khi số lượng doanh nghiệp muốn tăng người làm lên 41% (giống với quý trước). Những doanh nghiệp thể hiện mong muốn giảm thiểu số lượng người lao động “giảm nhẹ” từ 10% xuống còn 5%. và “giảm mạnh” từ 3% còn 2%.

Duy trì mức đầu tư hiện tại

45% thành viên EuroCham muốn duy trì mức đầu tư hiện tại (tăng 9% so với quý IV/2017). Tuy nhiên, số lượng thành viên dự kiến tăng đầu tư vẫn duy trì ở mức quan trọng, mặc dù có sự sụt giảm 7% trong số lượng doanh nghiệp muốn tăng mạnh việc đầu tư và 11% trong số lượng các doanh nghiệp muốn tăng nhẹ số vốn đầu tư.

Doanh nghiep chau Au lac quan voi moi truong kinh doanh tai Viet Nam

Về vấn đề luật pháp và tham nhũng, 37% cho rằng không có gì thay đổi, 25% cho rằng luật ở Việt Nam đã được cải thiện phần nào và 2% cho rằng đã có nhiều cải thiện. Những phản hồi mang tính tiêu cực bao gồm 16% cho thấy luật ngày càng trở nên phức tạp và 18% tin rằng năm ngoái luật đã có nhiều thay đổi lớn và phức tạp đối với doanh nghiệp.

Ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch của EuroCham, cho biết: “Kết quả khảo sát môi trường kinh doanh (BCI) Q1.2018 tiếp tục cho thấy những kỳ vọng lạc quan từ phía các doanh nghiệp Châu Âu đối với Việt Nam, tuy nhiên, không ở mức cao như chúng ta từng thấy vào năm 2016”.

Kết quả khảo sát đã cho thấy, có đến gần 90% doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoặc tăng mức đầu tư tại Việt Nam. EuroCham hy vọng điều này sẽ tạo nguồn cảm hứng và động lực cho Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, đặc biệt là những thay đổi về mặt pháp lý cho phép Việt Nam hoàn tất những cam kết của mình đối với Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) hứa hẹn sẽ có hiệu lực trong năm nay.

Theo quan điển của EuroCham, “Cho dù chỉ số của BCI của quý này rất tốt (78/100) nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về luật mà Việt Nam cần phải xem xét”.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày