Phong Cách Sống

Cơn nghiện than ở châu Á là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Hà Linh Thứ Năm | 03/10/2019 14:38

Ảnh: tapchimoitruong.vn

100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới phần lớn thuộc khu vực châu Á. Tại khu vực Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất.
Ảnh: tapchimoitruong.vn

Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á

Năm 2018, số bệnh nhân được điều trị mỗi ngày tại bệnh viện, nơi bác sĩ tim mạch Ade Imasanti Sapardan làm việc tại thủ đô của Indonesia, đã tăng gần gấp đôi lên khoảng 100.

Bác sĩ Sapardan, người thăm khám cho khoảng 150 bệnh nhân mỗi tuần cho biết, ô nhiễm không khí gia tăng chính là nguyên nhân dẫn tới số lượng bệnh nhân tăng lên tại Jakarta, nơi có 10 triệu người.

50% bệnh nhân của bà có các triệu chứng liên quan đến ô nhiễm không khí như đau ngực, ho và khó thở. "Jakarta bị ô nhiễm nặng… và người dân ở đây không được hít thở không khí an toàn”, bác sĩ Sapardan nói với Reuters.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chín trong số 10 người hít thở không khí ô nhiễm. Hiện mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết do ô nhiêm. Châu Á là khu vực bị ô nhiễm nặng hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Một báo cáo chất lượng không khí được công bố bởi Greenpeace và IQAir AirVisual vào tháng 3/2019 cho thấy, 100 thành phố ô nhiễm nhất thế giới phần lớn thuộc khu vực châu Á, đặc biệt là Ấn Đô và Trung Quốc. Tại khu vực Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất.

Hà Nội và Ja
Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Ảnh: WHO

Năng lượng than là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm

Việc đốt nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Các chuyên gia năng lượng cho rằng nhu cầu ngày càng tăng đối với năng lượng than là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

Trong một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho thấy, nhu cầu than tại khu vực bên ngoài châu Á đã đạt đỉnh vào năm 1988, và kể từ đó đã giảm 1/3. Cùng thời gian này, nhu cầu than ở châu Á đã tăng 3,5 lần. Hiện khu vực này là động lực chính cho nhu cầu than của thế giới.

 “Các thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất đều ở châu Á và nguyên nhân dẫn tới điều đó là do than”, ông Nikos Tsafos, nhà nghiên cứu của CSIS cho biết.

Ông Nikos Tsafos cho biết, trong khi Trung Quốc đã hạn chế sử dụng than để giảm khói bụi, Ấn Độ năm đã phát động một chương trình chống ô nhiễm trên toàn quốc trong năm nay, thì Đông Nam Á vẫn là một điểm mù.

Giống như nhiều nước châu Á, Indonesia đang trong giai đoạn đô thị hóa, sự gia tăng về dân số và kinh tế khiến quốc gia này phải tìm cách gia tăng công suất điện.

Hiện Jakarta có khoảng 10 nhà máy điện than trong bán kính 100 km, trong khi đó, 3 nhà máy khác cũng đã được lên kế hoạch xây dựng.

“Xu hướng toàn cầu bây giờ là hạn chế than đá, nhưng ở Đông Nam Á, than đá vẫn đang được sử dụng phổ biến, đặc biệt là tại Indonesia", ông Tata Mustasya, điều phối viên chiến dịch khí hậu và năng lượng tại Greenpeace Đông Nam Á nói.

Năm 2017, Châu Á - Thái Bình Dương đã tiêu thụ 75% lượng than của thế giới, trong khi vào năm 1997, con số này là 50%.

Các chuyên gia năng lượng cho biết, sự phong phú của nguồn than giá rẻ sản xuất tại địa phương cùng với sự thất bại của việc tìm nguồn năng lượng thay thế, là những lý do khiến chây Á đi ngược với xu hướng toàn cầu.

►Báo động ô nhiễm không khí!

Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày