Thế giới

Chứng khoán châu Á lên cao nhất trong 3 tháng sau biên bản Fed và số liệu Trung Quốc

Thứ Năm | 22/05/2014 19:05

Fed cho rằng, chính sách kích thích không gây ra rủi ro lạm phát trong khi chỉ số sản xuất của Trung Quốc lên mức cao nhất trong 5 tháng.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 1,2% lên 140,39 điểm tại Hồng Kông và ghi nhận bước nhảy vọt mạnh nhất kể từ ngày 21/2. Cứ 4 cổ phiếu tăng giá thì có 1 cổ phiếu giảm giá. Chỉ số này giảm 1,3% trong 4 ngày trước đó do lo ngại về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,5% trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0,2%. Ngày 22/5, HSBC và Markit Economics cho biết, chỉ số PMI sản xuất sơ bộ của Trung Quốc tăng lên 49,7 điểm trong tháng 5 so với 48,1 điểm của tháng 4 và cao hơn so với ước tính của các chuyên gia phân tích.

Chỉ số sản xuất của Trung Quốc lên mức cao nhất trong 5 tháng, phản ánh nền kinh tế đang dần ổn định nhờ chính phủ nỗ lực hạn chế suy thoái. Tuy nhiên, con số này vẫn nằm dưới ngưỡng tăng trưởng - suy yếu là 50 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng manh nhất với 2,11%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,4%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,12%.

Chỉ số S&P/ASX 200 tăng 1%, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2. Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết, ngân hàng trung ương đã quyết định sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại thêm một khoảng thời gian nữa.

Theo biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), các quan chức cho biết, có thể sử dụng một số công cụ để kiểm soát lãi suất ngắn hạn như thỏa thuận mua lại ngược, công cụ huy động tiền gửi và lãi suất của khoản dự trữ dư thừa (Mức chênh lệch giữa tổng số dự trữ mà ngân hàng gửi tiền Mỹ đang giữ và dự trữ bắt buộc do luật pháp yêu cầu để trả nợ).

Các quan chức đều đồng ý rằng, cần phải sớm đưa ra chiến lược về các công cụ trên để tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của chính sách tiền tệ. Mặc dù Fed chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng nhìn chung, các quan chức muốn thử nghiệm nhiều công cụ khác nhau.

Ngoài ra, ngày 21/5, tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và CNPC của Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận dầu khí lịch sử nhằm cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới là Trung Quốc nhằm giúp nước này giữ vững sự ổn định trong vòng 30 năm tới.

Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt/năm thông qua đường ống dẫn dầu "Power of Siberia" (Sức mạnh Siberia) - cắt ngang qua Siberia và dẫn tới khu vực đông bắc của Trung Quốc.

Chỉ số

Quốc gia

% Thay đổi

MSCI châu Á Thái Bình Dương

+1,2

S&P/ASX 200

Úc

+1

Nikkei 225

Nhật Bản

+2,11

Shanghai Composite

Trung Quốc

-0,2

Straits Times

Singapore

+0,12

Hang Seng

Hồng Kông

+0,5

Kospi

Hàn Quốc

+0,4


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày