Thế giới

PIMCO: 3 vấn đề đáng lo nhất của châu Á trong năm 2014

Thứ Ba | 07/01/2014 20:21

Thị trường đang rối lên với những động thái của FED và kinh tế châu Á trong những năm tới sẽ phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng.

1. Tác dụng của chínhsách Abenomics

Trong một lưu ý gửikhách hàng, giám đốc phụ trách các thị trường mới nổi của Pimco, ông RaminToloui, cho biết vấn đề đối với Nhật Bản là liệu trong một vài năm tới, chínhsách đại tu kinh tế của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Abenomics, có tiếp tục hỗtrợ nền kinh tế. Ông hi vọng chính sách Abenomics sẽ không đi quá xa, đặc biệt khimức thuế tiêu thụ 8% được áp dụng từ tháng 4/2014, trước đó mức thuế tiêu thụáp dụng là 5%.

“Tiêu dùng được đẩy mạnhtrước khi thuế tiêu thụ tăng và việc bổ sung các chương trình kích thích tàichính là động lực đẩy GDP của Nhật Bản tăng mạnh trong những quý vừa qua. Tuynhiên sự đóng góp vào tăng trưởng GDP có thể sẽ ít đi trong năm 2014”, ông TomoyaMasanao, giám đốc quản lý quỹ của Pimco cho biết.

Ông Masanao cũng cho biếtthêm, các nhà chính sách Nhật Bản có khả năng sẽ thay mới tất cả các chính sáchnếu nhận thấy nền kinh tế quá yếu, đặc biệt là với dự định tăng thuế tiêu thụ mộtlần nữa vào năm 2015.

“Chiến lược tăng trưởngđể nâng tốc độ tăng trưởng tiềm năng sẽ là chìa khóa cho sự thành công củaAbenomics, nhưng điều đó không được hứa trước” ông Masanao nhận định.

2. Trung Quốc giảm phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng và đầu tư

“Tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc đã quá phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư. Tuy nhiên con số 10% đónggóp hàng năm vào tăng trưởng GDP của 2 lĩnh vực này trong suốt một thập kỷ quađã đạt đến giới hạn của nó”, ông Toloui nhấn mạnh.

Theo ông Toloui, “Tăngtrưởng trong thập kỉ tiếp theo đòi hỏi sự tái cân bằng của nền kinh tế, hướng tớinhu cầu của các hộ gia đình”.

Ông không hi vọng nhữngchính sách cải cách của Trung Quốc, được công bố gần đây, chỉ là một chu kỳthay đổi của cuộc chơi, với thời gian thực hiện kéo dài tới năm 2020.

“Chúng tôi dự đoán sự kíchthích tín dụng ở Trung Quốc sẽ tăng trở lại”, ông Toloui cho biết.

3. Tác động của biến độngtài chính đến các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á

Vấn đề mà các thị trườngmới nổi trong khu vực châu Á phải đối mặt là liệu các nước này có thể vượt qua nhữngbiến động tài chính mà không gây tổn thất quá lớn cho nền kinh tế.

Ông Toloui hi vọng “Cácnhà hoạch định chính sách có thể đối mặt với những căng thẳng thị trường như ở ẤnĐộ và Indonesia”

“Kết quả cuối cùng sẽ làmột châu Á với triển vọng tăng trưởng ổn định nhưng không xuất sắc”, ông Tolouinhận định.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày