Tài Chính

Cổ phiếu ngân hàng dậy sóng nhưng BID vẫn 'giậm chân tại chỗ'

Kim Anh Thứ Năm | 27/05/2021 14:09

Hình ảnh giao dịch của các cổ phiếu. Ảnh: PV.

Có thể nói, từ đầu năm 2021 đến nay cổ phiếu ngành ngân hàng là một trong 2 ngành dậy sóng mạnh mẽ nhất.
Hình ảnh giao dịch của các cổ phiếu. Ảnh: PV.

Số liệu thống kê của NCĐT trên tổng 17 ngân hàng (không kể những ngân hàng mới niêm yết) thì đã đạt mức tăng bình quân 56,8% về thị giá kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Trong đó, nhiều cổ phiếu như VPB, LPB đã đạt mức tăng trên 100%. Trong khi các cổ phiếu khác như VIB, SHB, NVB cũng đạt mức tăng trên 80%. Các cổ phiếu còn lại cũng đạt mức tăng từ 34% trở lên, ngoại trừ VCB với mức tăng 2,6%.

Trong khi đó, lại có một cổ phiếu ngân hàng vẫn đang được giao dịch với mức giá thấp hơn mức giá hồi đầu năm 2021.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch 26.5 cổ phiếu của Ngân hàng BIDV (mã BID) đóng cửa ở mức giá 46.650 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, hồi đầu năm 2021, BID đang được giao dịch ở mức giá 47.900 đồng/cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc BID đang giảm hơn 2,6% so với hồi đầu năm 2021.

 

Trong quý I/2021, BIDV đạt hơn 10.830 tỉ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 18,4% so với cùng kỳ 2020. Hoạt động dịch vụ cũng đem lại nguồn thu hơn 1.434 tỉ đồng doanh thu, tăng 32,1% so với quý I/2020.

Đáng chú ý là lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh gấp 2,5 lần cùng kỳ, đạt 451 tỉ đồng và lãi từ hoạt động khác gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 1.805 tỉ đồng. Tổng kết quý I/2021, BIDV đạt hơn 2.721 tỉ đồng lãi sau thuế, tăng 88,4% so với cùng kỳ năm trước.

Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu của BIDV chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu năm 2021, ghi nhận hơn 21.765 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát dưới 2%, đạt mức 1,76%.

Theo chia sẻ của ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, năm 2021  là năm mở đầu của một thập niên mới, một thời kỳ phát triển mới của đất nước khi xu thế công nghệ phát triển mạnh mẽ cùng bối cảnh dịch bệnh toàn cầu chưa được đẩy lùi và giãn cách xã hội ở khắp nơi đã khiến hình thái kinh tế và hành vi tiêu dùng của con người thay đổi, nhu cầu dịch vụ tài chính trở nên đa dạng hơn…Đây vừa là khó khăn, thách thức, vừa là động lực, cơ hội để BIDV tiếp tục hành trình chuyển đổi ngân hàng số mạnh mẽ và táo bạo hơn, hướng tới mục tiêu là định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, ngân hàng có nền tảng số tốt nhất Việt Nam và ngân hàng có dịch vụ ngân hàng số được nhiều người dùng nhất.

* Có thể bạn quan tâm 

► Cổ phiếu của SeABank tăng gấp đôi kể từ khi chào sàn


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày