Thế giới

Vì sao Việt Nam, Singapore, Malaysia bị đưa vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ?

Bá Ước Thứ Tư | 29/05/2019 14:01

Ảnh: Báo đầu tư.

Theo một chuyên gia, động thái này của Mỹ là nhằm gây sức ép với Trung Quốc vì 3 nước đều có một tương quan kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.
Ảnh: Báo đầu tư.

Bộ Tài chính Mỹ đã thêm Singapore, Malaysia và Việt Nam vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ, theo dõi sát chính sách ngoại hối 3 nước.

Singapore lọt vào danh sách này vì thặng dư tài khoản vãng lai lớn và có mức mua ngoại tệ ròng ít nhất 17 tỷ USD trong năm 2018, tương đương 4,6% GDP, theo Bộ Tài chính. Malaysia và Việt Nam đã đưa vào danh sách vì có thăng dư thương mại song phương lớn với Mỹ và thặng dư tài khoản vãng lai.

Các quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai trên 2% GDP hiện hội đủ điều kiện bị đưa vào danh sách, giảm so với mức 3% trước đây. Các ngưỡng khác bao gồm can thiệp liên tục một chiều vào thị trường ngoại hối trên 2% GDP và thặng dư thương mại với Mỹ ít nhất là 20 tỷ USD. Các quốc gia đáp ứng hai trong ba tiêu chí được đặt trong danh sách theo dõi.

Bị gắn mác là một kẻ thao túng tiền tệ không đi kèm với hình phạt ngay lập tức nhưng có thể làm rung chuyển thị trường tài chính. Bộ Tài chính Mỹ cho biết Singapore nên tiến hành cải cách nhằm hạ thấp tỷ lệ tiết kiệm cao và thúc đẩy tiêu thụ nội địa vốn đang ở mức thấp, đồng thời cố gắng đảm bảo tỷ giá hối đoái thực sự phù hợp với nền tảng kinh tế, để giúp thu hẹp thặng dư bên ngoài lớn và liên tục. Cơ quan này cũng hoan nghênh Singapore cam kết báo cáo thêm dữ liệu can thiệp, đồng thời thừa nhận rằng các điều chỉnh tiền tệ là công cụ chính sách tiền tệ chính của mình.

Ngân hàng trung ương Singapore cho biết trong một tuyên bố rằng, nước này không thao túng tiền tệ vì lợi thế xuất khẩu. Cơ quan tiền tệ Singapore sử dụng tỷ giá hối đoái để đảm bảo sự ổn định về giá và không sử dụng nó để đạt được lợi thế xuất khẩu hoặc đạt thặng dư tài khoản vãng lai.

Vi sao Viet Nam, Singapore, Malaysia bi dua vao danh sach theo doi thao tung tien te?
Thặng dư của các nước với Mỹ.

Malaysia đã được đưa vào danh sách theo dõi vì thặng dư thương mại song phương với Mỹ là 27 tỷ USD vào năm ngoái và thặng dư tài khoản vãng lai là 2,1% GDP. Bộ Tài chính Mỹ lưu ý Malaysia đã can thiệp vào thị trường ngoại tệ theo cả chiều trong quá khứ và bán ròng ngoại tệ tương đương 3,1% GDP năm ngoái để chống lại sự mất giá của đồng ringgit.

Ngân hàng trung ương Malaysia cho biết nước này hỗ trợ thương mại tự do và công bằng và không có các hoạt động tiền tệ không công bằng, thêm vào đó, việc bị đưa vào danh sách không có hậu quả đối với nền kinh tế của đất nước. Tỷ giá Ringgit được xác định theo thị trường và không phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh xuất khẩu, Ngân hàng Negara Malaysia cho biết trong một tuyên bố.

Hai quốc gia châu Á khác có tên trong danh sách là Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ đã bị loại khỏi danh sách này vì chỉ đáp ứng một trong ba tiêu chí, thặng dư song phương lớn với Mỹ trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp.

Việt Nam có nguy cơ đáp ứng cả ba tiêu chí mới của Bộ Tài chính Mỹ về thao túng tiền tệ. Gần đây, Bộ Tài chính Mỹ đã không gắn mác Việt Nam là thao túng tiền tệ, cơ quan này cho biết Việt Nam thực hiện cả mua vào và bán ra ngoại tệ và việc mua ròng ngoại tệ là vì "lý do hợp lý" nhằm tăng dự trữ ngoại hối.

Ông Kim Hwan, một nhà kinh tế tại NH Investment & Securities tại Seoul, cho biết căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đã đóng một vai trò trong động thái của Bộ Tài chính Mỹ. Việc Singapore, Việt Nam và Malaysia được thêm vào danh sách, chỉ ra rằng Mỹ đang tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc, ông Kim nói: “Những quốc gia Đông Nam Á này có mối tương quan kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc”.

Nhật Bản được khuyến khích ban hành các cải cách cơ cấu nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công và mất cân bằng thương mại, và Hàn Quốc được kêu gọi hạn chế các biện pháp can thiệp tiền tệ.

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày