Kinh Doanh

Gìn giữ thương hiệu Việt thông qua M&A

Vân Nguyễn Thứ Tư | 15/08/2018 08:30

Nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sau các thương vụ M&A...

Thông qua mua bán và sáp nhập (M&A), Masan Group đang giữ lại các thương hiệu Việt mang tính di sản như Vinacafé, Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Vissan… cho người Việt và đem lại giá trị cao hơn cho các thương hiệu này.

Nhiều thương hiệu Việt không còn của người Việt
Theo M&A Forum 2018 do Báo Đầu Tư tổ chức, trong giai đoạn 2009 đến hết tháng 6.2018, trên thị trường đã có 4.353 thương vụ M&A với tổng giá trị 48,8 tỉ USD được thực hiện. Quy mô thị trường năm 2017 là 10,2 tỉ USD, tăng 75% so với năm 2016 và gấp 10 lần năm 2009; quy mô 6 tháng đầu năm 2018 là 3,55 tỉ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, các thương vụ chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.

Đến nay, nhiều thương hiệu Việt Nam đầu ngành đã thuộc sở hữu chi phối của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều thương hiệu đã tồn tại rất lâu trên thị trường khiến người tiêu dùng tiếc nuối. Trong đó phải kể đến thuơng vụ Vietnam Beverage (thuộc ThaiBev) mua lại 53,59% vốn tại Sabeco, hay thương vụ Nawaplastic (thuộc Tập đoàn SCG - Thái Lan) sở hữu trên 50% tại Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.

Gin giu thuong hieu Viet thong qua M&A
 

Trong khi đó, Sabeco là doanh nghiệp quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, trong khi Nhựa Bình Minh cũng nằm trong các doanh nghiệp nhựa hàng đầu cả nước.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp Việt cần nguồn vốn để đầu tư phát triển và đẩy mạnh vai trò của kinh tế tư nhân thì việc nước ngoài mạnh tay mua lại doanh nghiệp Việt Nam là hoàn toàn thuận theo quy luật của thị trường. Tuy nhiên, trong số những thương hiệu Việt nay thuộc sở hữu nước ngoài có nhiều thương hiệu mang tầm vóc quốc gia, đã quen thuộc với người Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Masan Group tự hào là một doanh nghiệp Việt Nam và có mục tiêu lớn là cho thế giới thấy rằng người Việt Nam có thể tạo nên những điều đại diện cho tiềm năng và giá trị Việt Nam. Do đó, việc gìn giữ những thương hiệu uy tín Việt Nam cho thế hệ tương lai là một trách nhiệm mà Masan tự gánh vác nhằm duy trì và phát huy những giá trị thuần Việt thông qua khoản đầu tư chiến lược nhằm chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp.

Tiếp thêm sức mạnh cho Vĩnh Hảo và Quang Hanh
Vào năm 1928, nước khoáng Vĩnh Hảo bắt đầu được tung ra thị trường Đông Dương, trở thành loại nước khoáng phổ biến nhất Việt Nam. Trải qua quá trình hoạt động gần cả thế kỷ, Vĩnh Hảo nhận được rất nhiều danh hiệu khác nhau về uy tín và chất lượng. Năm 2013, Masan Consumer mua lại 63,5% cổ phần của Vĩnh Hảo với giá bình quân 85.000 đồng/cổ phiếu, qua đó định giá Vĩnh Hảo ở mức 689 tỉ đồng. Vĩnh Hảo sở hữu một danh mục sản phẩm khá đang dạng, với mạng lưới phân phối lớn tại miền Trung và miền Nam.

Vào năm 2015, Masan Consumer cũng đã mua lại khoảng 65% cổ phần của Công ty Cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh với thương hiệu nước khoáng Quang Hanh rất được ưa chuộng tại miền Bắc. Tầm nhìn chiến lược của Masan Consumer là đẩy mạnh phát triển lĩnh vực đồ uống - nước giải khát thông qua việc xây dựng các thương hiệu Vĩnh Hảo và Quang Hanh, tuy có sức sống lâu đời nhưng chưa được đầu tư đúng mức, trở thành những thương hiệu mạnh trong ngành đồ uống tại Việt Nam. Nước khoáng Vĩnh Hảo được công nhận là Hàng Việt Nam Chất lượng cao 21 năm liền và Nước khoáng Quang Hanh nằm trong “Top 10 Công ty Đồ uống Uy tín Việt Nam năm 2017” theo đánh giá của Vietnam Report.

Gin giu thuong hieu Viet thong qua M&A

Thông qua đầu tư vào Vĩnh Hảo và Quang Hanh, Masan Consumer đã giúp tiếp thêm sức mạnh cho hai thương hiệu nước khoáng Việt Nam này để có thể cạnh tranh sòng phẳng hơn với các nhãn hiệu nước ngoài. Doanh thu thuần của Vĩnh Hảo đã tăng từ 455 tỉ đồng năm 2013 lên gần 800 tỉ đồng năm 2017. Lợi nhuận gộp của Nước khoáng Quảng Ninh tăng từ 97 tỉ đồng năm 2015 lên 118 tỉ đồng năm 2017.

Duy trì bản sắc cà phê Việt Nam với thương vụ Vinacafé Biên Hòa
Tháng 10.2011, Masan Consumer đã thâm nhập vào thị trường đồ uống thông qua thương vụ mua lại 50,3% cổ phần của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa (VCF), nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, Masan Consumer sở hữu 98,5% cổ phần tại VCF.

Gin giu thuong hieu Viet thong qua M&A

Masan Consumer mua lại VCF nhằm duy trì và phát triển một thương hiệu cà phê có truyền thống lâu đời tại Việt Nam với hơn 50 năm lịch sử. Không chỉ giúp VCF duy trì bản sắc cà phê Việt Nam, Masan Consumer còn đầu tư vào công nghệ để VCF mang đến những sản phẩm mang tính đột phá. Hậu M&A, doanh thu thuần của VCF đã tăng từ 1.586 tỉ đồng năm 2011 lên 3.249 năm 2017.

VCF là nguồn cảm hứng để Masan Consumer tung ra dòng sản phẩm nước tăng lực vị cà phê Wake-Up 247 lần đầu tiên tại Việt Nam. Wake-Up 247 hiện là động lực thúc đẩy tăng trưởng của Masan Consumer, với doanh thu nửa đầu năm 2018 đạt 825 tỉ đồng, tăng từ 560 tỉ đồng so với cùng kỳ.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày