Tài Chính

Thị trường chứng khoán sụt giảm chủ yếu do làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới

Thuận Phát Thứ Ba | 04/08/2020 10:49

Nguồn ảnh: AFP.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng với COVID-19 khiến thị trường chứng khoán thế giới lao đao.
Nguồn ảnh: AFP.

Các thị trường châu Á và châu Âu hầu hết đều sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần với tâm lý chán nản vì sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19, buộc các chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế mới. Điều này làm dấy lên lo ngại về tác động đối với nền kinh tế thế giới.

Sự thiếu nhanh nhạy đáng kể của các nhà lập pháp Mỹ đối với gói kích thích mới cũng khiến các thương nhân thất vọng. Trong khi căng thẳng Mỹ - Trung vẫn tiếp tục khi Nhà Trắng xem xét các biện pháp chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc bởi lý do an ninh quốc gia.

Đại dịch COVID-19 không có dấu hiệu suy yếu trên toàn cầu, các chính phủ đang chuyển sang áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Hôm 2.8, tiểu bang Victoria của Úc áp đặt những biện pháp hạn chế mới, bao gồm lệnh giới nghiêm ở Melbourne trong 6 tuần tới. Lệnh này cấm các cuộc họp mặt đám cưới trong thành phố và các trường học buộc phải quay trở lại dạy học trực tuyến trong những ngày tới.

Chính phủ Anh đang xem xét các động thái mới để ngăn chặn đại dịch bằng một cuộc phong tỏa toàn quốc đau đớn khác về kinh tế, bao gồm cả việc niêm phong London.

Làn sóng lây nhiễm mới đã loại bỏ ý nghĩ về sự phục hồi kinh tế non trẻ.

Nhìn chung thị trường chứng khoán đang lao dốc. Nguồn ảnh: Vector Stock.
Nhìn chung thị trường chứng khoán đang lao dốc. Nguồn ảnh: Vector Stock.

Ông Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cao cấp của OANDA tại châu Á - Thái Bình Dương nói rằng: “COVID-19 vẫn tràn lan và đang làm cho sự trở lại cục bộ đáng lo ngại trên toàn thế giới”.

Ông cho rằng, mặc dù chưa được định giá vào thị trường tài chính, nhưng đây vẫn là yếu tố rủi ro quan trọng đối với sự phục hồi toàn cầu. Đặc biệt nếu các nền kinh tế chủ chốt trước đây kiểm soát COVID-19 lại bị buộc phải phong tỏa lại trên quy mô lớn.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng hơn 2% khi các nhà đầu tư chọn cổ phiếu giá rẻ sau khi sụt giảm mạnh vào tuần trước.

Chứng khoán Thượng Hải tăng 1,8% sau khi có dự báo cho thấy sự cải thiện trong lĩnh vực sản xuất.

Thị trường chứng khoán Seoul có nhích lên một chút. Trong khi đó, Hồng Kông giảm 0,6% khi nơi đây tiếp tục chứng kiến hơn 100 ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày, buộc cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn bao giờ hết. Singapore, Mumbai và Đài Bắc mỗi bên giảm hơn 1%.

Manila giảm hơn 3% sau khi chính phủ Philippines tuyên bố đóng cửa thủ đô và các tỉnh lân cận trong 15 ngày sau khi các ca nhiễm tăng đột biến. Trong khi đó, chứng khoán Jakarta của Indonesia giảm gần 3%.

Cũng có những sụt giảm ở Sydney, Bangkok và Wellington. Chứng khoán London, Paris và Frankfurt đều chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch sớm.

Lo ngại về virus và đồng USD suy yếu do chương trình nới lỏng tiền tệ khổng lồ của Mỹ đã giúp vàng đạt kỷ lục mới ở mức 1.988,40 USD/ounce trước khi giảm nhẹ.

Nhưng ông Stephen Innes, chiến lược gia thị trường tại AxiCorp cho biết: “Rủi ro thường bắt đầu tệ hại vào thứ hai, sau khi các nhà đầu tư ngâm mình trong các tiêu đề COVID-19 có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn, vì vậy chúng ta có thể thấy một chút phục hồi từ thị trường”.

Tại Washington, đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn khó đạt được một thỏa thuận về dự luật kích thích mới. Mặc dù, chính sách trợ cấp thất nghiệp bổ sung được cho là thúc đẩy tiêu dùng hết hạn vào cuối tuần trước.

Ông Rodrigo Catril thuộc Ngân hàng Quốc gia Úc cho biết: “Các chính trị gia Mỹ vẫn ở trạng thái khờ dại không thể tìm thấy điểm chung cho gói cứu trợ kinh tế mới”.

Ông cũng cho rằng, bây giờ khoảng 30 triệu người Mỹ phải đối mặt với viễn cảnh không có hỗ trợ thu nhập, gây tổn hại cho sự phục hồi của Mỹ, vốn đã có dấu hiệu mất đà.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguồn ảnh: AFP.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguồn ảnh: AFP.

Thêm vào sự bất an trên các sàn giao dịch là cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo về việc Nhà Trắng sẽ tiết lộ các biện pháp chống lại "một mảng rộng" của các phần mềm thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo cho biết, TikTok và các công ty phần mềm khác của Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ như WeChat đã cung cấp dữ liệu cá nhân về công dân Mỹ trực tiếp cho chính phủ Trung Quốc.

Động thái này sẽ bổ sung vào một danh sách dài các vấn đề khiến ​​các siêu cường kinh tế đối đầu, bao gồm Hồng Kông, Huawei và COVID-19 và những lo ngại của người tiêu dùng về khả năng leo thang cuộc chiến thương mại của Mỹ - Trung.

Có thể bạn quan tâm: 

► Chứng khoán toàn cầu trượt dốc trước lo ngại về một làn sóng lây nhiễm mới


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày