Công Nghệ

Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC bị Mỹ trừng phạt

Phùng Mỹ Thứ Ba | 29/09/2020 09:04

Hiện, SMIC chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về các lệnh trừng phạt. Nguồn ảnh: CNBC.

Động thái này có nguy cơ đánh trúng trọng tâm của kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của Trung Quốc.
Hiện, SMIC chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về các lệnh trừng phạt. Nguồn ảnh: CNBC.

“Cuộc hành quân dài hơi” của Trung Quốc bị đe dọa

Theo Financial Times, Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc chiến kéo dài chống lại sự đàn áp công nghệ cao do Mỹ dẫn đầu và nước này nên bắt tay vào một cuộc hành quân công nghệ dài hơi. 

Chính phủ Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, gây thêm thiệt hại cho ngành công nghiệp bán dẫn của nước này sau khi cắt Huawei khỏi các nhà cung cấp chip của họ.

Hôm 25.9, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố: việc xuất khẩu cho Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC) gây ra “rủi ro không thể chấp nhận được” khi bị chuyển hướng sang “mục đích sử dụng cuối cùng trong quân sự”. Nguồn ảnh: Bloomberg.
Hôm 25.9, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố: Việc xuất khẩu cho Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC) gây ra rủi ro không thể chấp nhận được khi bị chuyển hướng sang mục đích sử dụng cuối cùng trong quân sự. Nguồn ảnh: Bloomberg.

Động thái này có nguy cơ cắt nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc khỏi phần mềm và thiết bị sản xuất chip quan trọng của Mỹ. Hiện, các công ty yêu cầu giấy phép để xuất khẩu các sản phẩm sang SMIC. Động thái đe dọa thúc đẩy Bắc Kinh trở nên tự chủ hơn ở một trong những lĩnh vực công nghệ quan trọng nhất.

Tất cả phụ thuộc vào cách Mỹ thực hiện điều này. Trong trường hợp xấu nhất, SMIC bị cắt đứt hoàn toàn, điều này sẽ cản trở nghiêm trọng đến khả năng sản xuất chip của Trung Quốc. Người đứng đầu bộ phận phân tích chính sách công nghệ Paul Triolo tại công ty tư vấn Eurasia Group cho biết: Đây sẽ là một điểm khởi đầu cho quan hệ Mỹ - Trung.

Các biện pháp trừng phạt mới đối với SMIC được đưa ra sau khi chính quyền Trump áp đặt các hình phạt đối với hàng loạt công ty công nghệ của Trung Quốc, đồng thời đe dọa đóng cửa các ứng dụng truyền thông xã hội TikTok và WeChat ở Mỹ.

SMIC, một nhà vô địch quốc gia quan trọng đối với hy vọng đạt được khả năng tự cung cấp chip của chính phủ Trung Quốc, đã trở thành đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất của nước này trong một thập kỷ khi huy động 7,6 tỉ USD tại Thượng Hải hồi đầu năm.

SMIC đã bị ảnh hưởng bởi việc thắt chặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei. Điều này có nghĩa là SMIC không thể phục vụ khách hàng lớn nhất của mình, vốn tạo ra 1/5 doanh thu. Nhà sản xuất chip đã cảnh báo về nguy cơ gia tăng các lệnh trừng phạt của Mỹ trong bản thông báo IPO của mình.

Lệnh trừng phạt cũng sẽ ảnh hưởng đến Qualcomm, nhà thiết kế chip của Mỹ sử dụng SMIC để sản xuất một số chip của họ. Theo các nhà phân tích, Qualcomm là khách hàng lớn thứ 2 của SMIC sau Huawei.

Hôm 26.9, SMIC cho biết, họ đang tiếp tục hợp tác với Bộ Thương mại Mỹ. Công ty nhắc lại rằng họ không có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất cho bất kỳ người dùng cuối hoặc mục đích quân sự nào.

Cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải của SMIC giảm hơn 6%, trong khi cổ phiếu Hồng Kông của công ty này giảm hơn 5%.

Hiện, SMIC chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về các lệnh trừng phạt. Một kỹ sư làm việc trên dây chuyền sản xuất chip tại SMIC nói rằng: động thái của Mỹ là có thể dự đoán được, nhưng chắc chắn sẽ làm xấu đi tình hình của SMIC cũng như khiến phần còn lại của ngành công nghiệp Trung Quốc sợ hãi.

Mỹ thống trị chuỗi cung ứng

Chất bán dẫn là thành phần quan trọng trong toàn bộ thiết bị điện tử tiêu dùng mà chúng ta sử dụng. Khi ngày càng có nhiều thiết bị trở nên thông minh và được kết nối với internet, chúng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các lĩnh vực mới, chẳng hạn như ô tô.

Chất bán dẫn có một chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp. Nó không chỉ là về các công ty sản xuất chip, còn có các công ty thiết kế tham gia, cũng như các công ty tạo ra các công cụ cho phép sản xuất ngay từ đầu.

Chính quyền Trump ngày càng tập trung vào các công ty Trung Quốc được cho là có sự hỗ trợ quân đội của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Business Insider.
Chính quyền Trump ngày càng tập trung vào các công ty Trung Quốc được cho là có sự hỗ trợ quân đội của Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Business Insider.

Công ty SMIC đã và đang phát triển một dây chuyền sản xuất tự cung tự cấp cho chip 40 nm, sản phẩm chính của họ, để giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, những người trong ngành bi quan hơn nhiều về triển vọng trở nên tự cung tự cấp. Họ nói thêm, chúng tôi cảm thấy rất bất lực.

Các biện pháp mới cũng sẽ tạo thêm áp lực cho nguồn cung chip toàn cầu vốn đã eo hẹp. Theo Credit Suisse, kể từ năm 2019, SMIC có khoảng 5% thị trường đúc khuôn toàn cầu, nhưng trong đó có tới 10% số chip thế hệ cũ. 

Mặc dù, SMIC có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong vòng vài tháng, nhưng các đối thủ cạnh tranh sẽ mất nhiều thời gian hơn để xây dựng năng lực thay thế. Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã tuyên bố phản đối các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc. 

Cuối tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố quyền hạn rộng rãi để hạn chế hoạt động của các công ty nước ngoài bị coi là không đáng tin cậy, chẳng hạn như các công ty tẩy chay hoặc cắt đứt nguồn cung cấp cho các công ty Trung Quốc.

Các luật sư lo ngại rằng danh sách các thực thể không đáng tin cậy của Bắc Kinh có thể được sử dụng để trừng phạt các công ty nước ngoài thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc, đặt các nhóm như vậy vào ràng buộc giữa luật pháp Mỹ và Trung Quốc.

Đề xuất đưa SMIC vào danh sách đen đã được Lầu Năm Góc đưa ra vì lo ngại công ty này đang tạo điều kiện cho sự tiến bộ công nghệ của quân đội Trung Quốc. Áp lực của Mỹ đã ngăn cản SMIC mua các thiết bị cần thiết để sản xuất chip tiên tiến, chẳng hạn như loại mà Huawei cần nhưng không thể mua được nữa, cho điện thoại thông minh của họ.

Kể từ năm ngoái, Công ty ASML của Hà Lan, nhà sản xuất máy móc tiên tiến duy nhất cần thiết để sản xuất chip logic cao cấp, đã không thể xin được giấy phép xuất khẩu cho SMIC.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chip ở Trung Quốc mà còn có thể ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc khác, đặc biệt là Huawei.

Các quy định mới nhằm ngăn chặn xuất khẩu các công nghệ của Mỹ có thể hỗ trợ sự phát triển của các hệ thống quân sự ở các quốc gia mà Washington coi là mối nguy hại đã được Bộ Thương mại Mỹ công bố hồi tháng 4. 

Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ mở rộng mạnh mẽ các hạn chế đối với người dùng cuối trong quân đội với các quy định kiểm soát xuất khẩu hiện hành và đặc biệt tìm cách chống lại nỗ lực của Trung Quốc trong việc hỗ trợ phát triển vũ khí với các công ty dân sự thông qua chiến lược kết hợp quân sự - dân sự.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết: “Nhìn chung, Cục Công nghiệp và An ninh trong Bộ Thương mại liên tục theo dõi và đánh giá bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào đối với an ninh quốc gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”. 

Có thể bạn quan tâm:

► Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi khi người dân chịu chi trở lại


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày