Công Nghệ

Tập đoàn Ant trở thành "cơn ác mộng" cho các nhà đầu tư toàn cầu

Phùng Mỹ Thứ Hai | 28/12/2020 17:49

Công ty do người sáng lập Alibaba Jack Ma kiểm soát có kế hoạch niêm yết kép trong năm nay, đã bị hủy niêm yết vào phút chót. Ảnh: AP.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc yêu cầu Ant đại tu hoạt động kinh doanh.
Công ty do người sáng lập Alibaba Jack Ma kiểm soát có kế hoạch niêm yết kép trong năm nay, đã bị hủy niêm yết vào phút chót. Ảnh: AP.

Theo Bloomberg, 2 tháng trước, các nhà đầu tư toàn cầu đã chuẩn bị đón nhận một cú hích từ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất thế giới. Giờ đây, lợi nhuận hàng trăm triệu USD mà họ đầu tư vào Ant Group đang "lâm nguy". 

Ant Group đã bị đàn áp kế hoạch IPO kép khi sự cạnh tranh trên thị trường thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc đang nóng lên. Ảnh: Reuters.
Ant Group đã bị đàn áp kế hoạch IPO kép khi sự cạnh tranh trên thị trường thanh toán kỹ thuật số của Trung Quốc đang nóng lên. Ảnh: Reuters.

Ngày 27.12, Trung Quốc ra lệnh cho Ant kiểm tra lại các hoạt động kinh doanh fintech từ quản lý tài sản đến cho vay tín dụng tiêu dùng và bảo hiểm. Đồng thời, họ buộc Ant quay trở lại nguồn gốc của nó như một dịch vụ thanh toán.

Tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thể hiện mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng và hoạt động sinh lợi nhất của đế chế tài chính trực tuyến của tỉ phú Jack Ma. 

Dưới đây là một số kịch bản từ các nhà đầu tư và nhà phân tích về việc tái cấu trúc có thể trông như thế nào:

Kịch bản 1

Đòn giáng của Bắc Kinh vào đế chế fintech như Ant hầu như không làm cho tập đoàn này bị tổn hại.  Chẳng hạn, gã khổng lồ truyền thông xã hội Tencent đã trở thành mục tiêu nổi bật của chiến dịch chống lại chứng nghiện chơi game ở trẻ em vào năm 2018. Mặc dù cổ phiếu của công ty này bị ảnh hưởng nhưng cuối cùng họ đã phục hồi lên mức cao nhất mọi thời đại.

Tương tự, Alibaba công ty liên kết của Ant cũng đã lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư sau những đợt bán tháo ngắn hạn trước nhiều cáo buộc của chính quyền về mọi thứ, từ việc ép người bán một cách không công bằng đến làm ngơ để làm giả trên nền tảng thương mại điện tử.

Nhà phân tích Zhang Kai tại công ty nghiên cứu thị trường Analysys cho biết: “Tôi không nghĩ rằng các nhà quản lý đang nghĩ đến việc từ bỏ Ant, vì không có công ty fintech nào ở Trung Quốc có tình trạng độc quyền”.

Với việc toàn ngành đang phải đối mặt với sự giám sát khó khăn hơn, Ant có nhiều nguồn lực hơn để đối phó với những thách thức với tư cách là một nhà lãnh đạo trong ngành.

Kịch bản 2

Một kết quả rắc rối hơn sẽ xảy ra nếu các cơ quan quản lý quyết định loại bỏ Ant Group. Điều này sẽ làm phức tạp cơ cấu cổ đông và làm tổn hại đến các hoạt động kinh doanh phát triển nhanh nhất của công ty.

Được định giá khoảng 315 tỉ USD trước khi đợt phát hành lần đầu ra công chúng bị dừng lại, Ant đã thu hút các khoản đầu tư từ các quỹ lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư toàn cầu đã ủng hộ công ty khi nó được định giá khoảng 150 tỉ USD trong vòng gọi vốn cuối cùng vào năm 2018. Việc loại bỏ Ant sẽ khiến lợi nhuận từ các khoản đầu tư của họ không chắc chắn, với thời gian cho đợt IPO diễn ra vào tháng 11 hiện đã bị đẩy vào tương lai xa.

Giám đốc nghiên cứu và chiến lược Michael Norris tại Cơ quan tư vấn Trung Quốc cho biết: “Thực tế đang nổi lên là các nhà quản lý của Trung Quốc đang áp dụng quy định tương tự đối với các ngân hàng và công ty fintech”.

Cuộc đua trở thành nền tảng fintech hàng đầu Trung Quốc giữa Ant và Tencent với 4 trọng tâm kinh doanh chính của đối thủ: thanh toán, cho vay vi mô, quản lý tài sản và bảo hiểm. Ảnh: TechCrunch.
Cuộc đua trở thành nền tảng fintech hàng đầu Trung Quốc giữa Ant và Tencent với 4 trọng tâm kinh doanh chính của đối thủ: thanh toán, cho vay vi mô, quản lý tài sản và bảo hiểm. Ảnh: TechCrunch.

Mặc dù, dịch vụ xử lý 17.000 tỉ USD giao dịch trong một năm, thanh toán trực tuyến phần lớn vẫn thua lỗ. 2 nhà khai thác thanh toán di động lớn nhất là Ant và Tencent đã trợ cấp rất nhiều cho các doanh nghiệp. Họ sử dụng chúng như một cổng để thu phục người dùng. Để kiếm tiền, họ đã tận dụng các dịch vụ thanh toán để bán chéo các sản phẩm bao gồm quản lý tài sản và cho vay tín dụng.

"Cơn ác mộng" thực sự

Trường hợp xấu nhất là Ant từ bỏ việc quản lý tiền bạc, tín dụng và kinh doanh bảo hiểm, tạm dừng hoạt động của mình trong các đơn vị phục vụ nửa tỉ người.

Công nghệ tín dụng, bao gồm các đơn vị Huabei và Jiebei của Ant, là động lực doanh thu lớn nhất cho tập đoàn, đóng góp 39% tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm nay. Nó đã cho khoảng 500 triệu người vay.

Vì vậy, một khi các tập đoàn fintech này bị đàn áp, thì sự đau đớn ngắn hạn sẽ gây áp lực cho nền kinh tế và thị trường.

Hiện, Alibaba, Ant và Tencent nắm giữ tổng vốn hóa thị trường đạt gần 2.000 tỉ USD trong tháng 11, vượt qua những công ty khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước như Ngân hàng Công thương Trung Quốc để trở thành những công ty có giá trị nhất nước này. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Hiện, Alibaba, Ant và Tencent nắm giữ tổng vốn hóa thị trường đạt gần 2.000 tỉ USD trong tháng 11, vượt qua những công ty khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước như Ngân hàng Công thương Trung Quốc để trở thành những công ty có giá trị nhất nước này. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Bộ 3 này đã đầu tư hàng tỉ USD vào hàng trăm công ty di động và internet đang phát triển, giành được vị thế ông hoàng trên thị trường điện thoại thông minh và internet lớn nhất thế giới bởi người dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Cổ phiếu Alibaba giảm mạnh sau báo cáo về cuộc điều tra chống độc quyền của Trung Quốc


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày