Công Nghệ

Việt Nam tăng cường ứng dụng AI trong khí tượng thủy văn

Quốc Cường Thứ Hai | 03/10/2022 17:07

Đến nay, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã phát triển về công nghệ dự báo trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo đối với các lĩnh vực quan trắc, công nghệ tính toán, công nghệ dự báo. Ảnh: bachinhphu

Khí tượng thủy văn là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin, và gần đây là trí tuệ nhân tạo khá nhiều.
Đến nay, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã phát triển về công nghệ dự báo trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo đối với các lĩnh vực quan trắc, công nghệ tính toán, công nghệ dự báo. Ảnh: bachinhphu

Theo Phó Tổng cục trưởng của Tổng cục Khí tượng thủy văn Hoàng Đức Cường, thời gian qua, Tổng cục này đã tham gia xây dựng nền tảng số dùng chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với các nội dung như xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu dựa trên nền tảng dữ liệu lớn, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc nhận dạng để giải quyết các bài toán cụ thể cho lĩnh vực quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn.

Mặt khác, Tổng cục đang triển khai các hướng nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo bão, định lượng mưa lớn và dự báo nước dâng do bão, đây đang là những hướng nghiên cứu trọng tâm của ngành.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, Trung tâm đã sử dụng hệ thống Big Data, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận dạng xoáy thuận nhiệt đới tương tự trong quá khứ để đưa ra các kịch bản tác động, trong dự báo mưa hạn cực ngắn...

Hiện nay, bên cạnh các mô hình toán sử dụng trong cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực này. Để ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cần có một nguồn số liệu lớn liên ngành không chỉ về dữ liệu khí tượng thủy văn, mà còn có dữ liệu về địa chất, thảm phủ thực vật, xây dựng…

Một số địa phương tại Việt Nam cũng có mục tiêu khá cụ thể trong ứng dụng công nghệ vào khí tượng thủy văn.
Một số địa phương tại Việt Nam cũng có mục tiêu khá cụ thể trong ứng dụng công nghệ vào khí tượng thủy văn. Ảnh: baochinhphu

Ngoài ra, cần tích hợp thêm các dữ liệu viễn thám phân giải cao và thông tin phân tích từ các thiết bị bay, chụp từ trên cao đối với các khu vực có nguy cơ cao. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo rủi ro do sạt lở đất cũng đang bước đầu được nghiên cứu và sẽ có nhiều khả quan ứng dụng khi có một nguồn dữ liệu đầy đủ.

Đến nay, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã phát triển về công nghệ dự báo trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo đối với các lĩnh vực quan trắc, công nghệ tính toán, công nghệ dự báo… việc ứng dụng này giúp cho chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được nâng lên, đảm bảo độ tin cậy, sát thực tế.

Một số địa phương tại Việt Nam cũng có mục tiêu khá cụ thể trong ứng dụng công nghệ vào khí tượng thủy văn. Chẳng hạn tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tự động hóa 100% đối với trạm khí tượng, trạm đo mực nước, đo mưa và đo độ mặn; đồng thời phát triển mạng lưới trạm khí tượng hải văn tự động, ưu tiên khu vực ven biển… 


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày