Kinh Doanh

Pharmacity tham vọng tăng trưởng và mở rộng lĩnh vực bán bảo hiểm

Minh Anh Thứ Bảy | 08/05/2021 16:10

Chuỗi nhà thuốc này đang có hơn 500 nhà thuốc tại 14 tỉnh thành với hơn 3.000 nhân viên, 3 trung tâm phân phối tập trung. Ảnh: TL.

Pharmacity dự kiến tăng trưởng đến 2025 với khoản doanh thu 1,5 tỉ USD đồng thời mở đến 5000 điểm bán.
Chuỗi nhà thuốc này đang có hơn 500 nhà thuốc tại 14 tỉnh thành với hơn 3.000 nhân viên, 3 trung tâm phân phối tập trung. Ảnh: TL.

Kế hoạch 5 năm tới

Theo thông tin được đưa ra, công ty sẽ công bố kế hoạch cho một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với việc kết hợp hình thức bán lẻ truyền thống với các dịch vụ y tế cơ bản, các sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Pharmacity cũng có kế hoạch củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của mình. Theo kế hoạch 5 năm đến 2025, Pharmacity sẽ ra mắt một “siêu ứng dụng” (“super app”) nhằm mang lại nhiều dịch vụ khác nhau bao gồm Dược sĩ và Bác sĩ trực tuyến, đặt xe cấp cứu, và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà hoặc dịch vụ chăm sóc người bệnh.

Ảnh: vietstock
Mục tiêu chuỗi 5.000 cửa hàng của Pharmacity cho phép 50% người dân Việt Nam có thể đến nhà thuốc chỉ trong vòng 10 phút lái xe. Ảnh: TL.

Pharmacity cho biết, mục tiêu chuỗi 5.000 cửa hàng của Pharmacity cho phép 50% người dân Việt Nam có thể đến nhà thuốc chỉ trong vòng 10 phút lái xe. Pharmacity đang kinh doanh hơn 10.000 sản phẩm đa dạng như sản phẩm chăm sóc cá nhân, vitamin và các thức phẩm chức năng…

Chuỗi nhà thuốc này đang có hơn 500 nhà thuốc tại 14 tỉnh thành với hơn 3.000 nhân viên, 3 trung tâm phân phối tập trung. Công ty có kế hoạch mở rộng hệ thống lên 1.000 nhà thuốc tại 63 tỉnh thành vào cuối năm nay.

CEO Chris Blank cho biết, ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam có quy mô khoảng 7,4 tỉ USD và chi tiêu cho dược phẩm tăng bình quân 14%/năm trong một thập kỷ qua. Kế hoạch 5 năm của Pharmacity là đạt doanh thu 1,5 tỉ USD và tạo ra lực lượng lao động hơn 20.000 nhân viên.

Ảnh: TL.
Kế hoạch 5 năm của Pharmacity là đạt doanh thu 1,5 tỉ USD và tạo ra lực lượng lao động hơn 20.000 nhân viên. Ảnh: TL.

Quy mô doanh thu Pharmacity liên tục mở rộng đạt 967 tỉ đồng trong năm 2019, tuy nhiên số lỗ cũng ngày càng tăng lên với lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 266 tỉ đồng. Hiện chưa có Báo cáo doanh thu của cả năm nhưng trong nửa đầu năm 2020, công ty lỗ thêm 194 tỉ đồng.

Mở rộng bán thêm cả bảo hiểm 

Hiện cuộc đua mở rộng chuỗi bán lẻ đang có cạnh tranh cao. Pharmacity với hơn 500 cửa hàng, trong khi đó đơn vị lớn tiếp theo là chuỗi Long Châu có 222 cửa hàng (tháng 3.2020), chuỗi Phano có 84 cửa hàng (tháng 9.2019) hay như chuỗi An Khang có 75 điểm bán (tháng 3.2020) hay ECO Pharma đang có 10 cửa hàng.

Ảnh: vietstock
Pharmacity sẽ ra mắt một “siêu ứng dụng” (“super app”) bao gồm Dược sĩ và Bác sĩ trực tuyến, đặt xe cấp cứu, và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà hoặc dịch vụ chăm sóc người bệnh. 

Kế hoạch 5 năm của đơn vị này còn tiết lộ sẽ giới thiệu các dịch vụ y tế cơ bản và các chương trình chăm sóc sức khoẻ, bao gồm các dịch vụ tư vấn y tế, tiêm chủng, xét nghiệm và chẩn đoán cũng như các chương trình tư vấn dinh dưỡng. Ngoài ra, Pharmacity cũng sẽ hợp tác với các công ty bảo hiểm để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phù hợp cho khách hàng.

Đối với vấn đề nhân sự trong ngành, Pharmacity triển khai chương trình đào tạo 18 tháng tại các địa phương, nhằm tập trung phát triển các dược sĩ cũng chuyên viên ngành bán lẻ, thương mại, tài chính, khoa học dữ liệu, chuỗi cung ứng, bất động sản, chuyên viên dịch vụ khách hàng và quản lý.

►Bộ Tài chính nói gì khi có hiện tượng “ép” khách hàng mua bảo hiểm?


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày