Thế giới

Phúc lành trong suy thoái kinh tế tại Brazil

Thứ Bảy | 11/05/2013 20:25

Một câu chuyện lạ đang xảy ra tại Brazil. Dù cho nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái nhưng người dân nơi đây vẫn vô cùng hạnh phúc.

Mười hai năm trước, Jim O'Neill-kinh tế trưởng của Goldman Sachs đã đặt tên viết tắt BRIC, cho nhóm các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển nhanh chóng (nay là khối BRICS sau sự gia nhập thêm của Nam Phi).

Chữ cái “B” đầu tiên, viết tắt cho từ Brazil. Kể từ thời điểm đó, đất nước của bóng đá và vũ điệu Samba cuồng nhiệt bắt đầu được biết đến nhiều hơn trên lĩnh vực kinh tế và trở thành một thế lực mới trên bản đồ kinh tế thế giới.

Kể từ năm 2001 cùng với sự ra đời của BRICS, Brazil bắt đầu được biết đến như một thế lực mới trên bản đồ kinh tế thế giới.
Kể từ năm 2001 cùng với sự ra đời của BRICS, Brazil bắt đầu được biết đến như một thế lực mới trên bản đồ kinh tế thế giới.

Kinh tế Brazil tăng trưởng trung bình 2,3% trong giai đoạn 1995-2002 và tăng lên 4% trong 8 năm tiếp theo. Bất ngờ, một sự thụt lùi tăng trưởng diễn ra vào năm 2011 với chỉ ngay sau đó là nỗi thất vọng lớn: năm 2012 Brazil chỉ tăng trưởng 0,9%.

Nếu tại các quốc gia khác, câu chuyện đã có thể trở nên tồi tệ. Tuy nhiên tại Brazil, người dân vẫn vô cùng lạc quan ngay cả khi kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái. Kết quả khảo sát của viện nghiên cứu IPEA cho thấy 2/3 đến hộ gia đình được hỏi nói rằng: tình hình tài chính của họ được cải thiện đáng kể trong năm qua (năm 2012) và hy vọng sẽ t trong năm tới. M phản ứng kì lạ, vì sao nền kinh tế đang chững lại nhưng người dân vẫn rất hạnh phúc?

Phúc lành trong suy thoái

Hạnh phúc của mỗi người chỉ quyết định một phần bởi tăng trưởng kinh tế. Định đề dường như chỉ còn trên lý thuyết khi sức mạnh kinh tế đang chi phối hầu hết các mặt đời sống hiện đại, vậy mà điều lý thuyết ấy lại đang hiển hiện tại quốc gia Nam Mỹ Brazil. Thực ra hạnh phúc nhiều hay ít phụ thuộc nhiều hơn vào phúc lợi xã hội nền kinh tế tạo được, phát triển kinh tế phải đi kèm với công bằng xã hội, giảm bất bình đẳng thu nhập và tất cả đều phải hướng tới mục tiêu phát triển con người.

Dù tăng trưởng chậm lại nhưng các chỉ số cơ bản về kinh tế-xã hội của Brazil vẫn tăng trưởng tốt.(Nguồn: UNDP).

Quay lại trường hợp của Brazil, mặc dù kinh tế đang gặp khó khăn nhưng thu nhập của hầu hết các gia đình vẫn tăng đều đặn. Tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp gần mức kỷ lục và tốc độ tăng lương vượt xa lạm phát. Một phần do mức lương tối thiểu tăng cao và cũng vì vậy thị trường lao động chặt chẽ hơn.

Trong khi đó, hệ thống bảo hiểm xã hội tốt đã giải cứu nhiều người Brazil khỏi cảnh cùng cực. Kết quả làm giảm bớt sự bất bình đẳng và tầng lớp trung lưu tăng lên. Cùng với tăng trưởng suy giảm, thu nhập bình quân đầu người cũng có dấu hiệu tăng chậm lại nhưng vẫn giữ tốc độ tăng khá ổn định từ 1980-2012. Đáng chú ý, chỉ số phát triển con người HDI, giáo dục và kỳ vọng sống khi sinh đều tăng nhanh trong suốt hơn 30 năm qua.

Những tín hiệu tích cực này giải thích cho câu hỏi vì sau, tăng trưởng kinh tế giảm sút không khiến cho người dân Brazil thấy lo lắng. Họ biết rằng phúc lợi xã hội được hưởng tương đối tốt, hơn nữa thu nhập vẫn tăng đều đặn.

Tuy nhiên, kinh tế Brazil không phải không có vấn đề, phần sau sẽ bàn về bất bình đẳng thu nhập, điều đang xảy ra khá nghiêm trọng tại đây.

Phân phối tăng trưởng thu nhập

Để xem cách phân phối tăng trưởng thu nhập, hãy cùng hình dung về ví dụ sau. Một đất nước chỉ có 10 người, người thứ nhất có thu nhập 1.000 USD/tháng, người thứ 2 có thu nhập 2.000 USD/tháng, cứ thế tăng dần lên cho đến người thứ 10 có thu nhập 10.000 USD/tháng. Suy ra tổng thu nhập của người dân đất nước này là 55.000 USD/tháng.

Giả sử trong một năm, kinh tế tăng trưởng khiêm tốn xấp xỉ 1,8% (20:11%) thì mỗi tháng lượng thu nhập tăng thêm của đất nước đó là 1000 USD.

Trường hợp cả 1000 USD tăng thêm đều thuộc về người giàu nhất (người thứ 10), tương đương 10% tăng trong thu nhập của người đó và trung bình gia tăng thu nhập của toàn bộ dân số chỉ là 1%. Vấn đề là người thứ 10 vốn đã giàu có nên việc chỉ tăng 10% thu nhập không làm anh ta cảm thấy hạnh phúc hơn là mấy và tổng thể nền kinh tế cũng chỉ đạt mức tăng thu nhập khiêm tốn, thậm chí còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng 1%.

Ngược lại, nếu cả 1000 USD tăng thêm đều thuộc về người nghèo nhất (người thứ nhất), tương đương 100% lượng tăng trong thu nhập của người này và chắc chắn anh ta sẽ cảm thấy giàu hơn hẳn. Còn trung bình gia tăng thu nhập của toàn bộ dân số là một con số khổng lồ 10%.

Kịch bản thứ 2 có vẻ tốt hơn nếu xét trên tổng ích lợi xã hội. Rõ ràng nhờ phân phối tăng trưởng thu nhập hợp lý, đa số người dân vẫn cảm thấy hạnh phúc hơn ngay cả khi nên kinh tế tăng trưởng kém.

Sau nhiều thập kỷ, nhóm người giàu nhất tại Brazil được hưởng lợi thì giờ đây xu hướng sự quay trở lại với những người nghèo nhất đang được thực hiện. Đó là kết quả lâu dài của quá trình ổn định nền kinh tế, đi cùng việc phổ cập giáo dục tiểu học trong những năm 1990, chính sách tăng lương tối thiểu và phúc lợi xã hội được cải thiện đáng kể.

Con đường khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới

Mặc cho những nỗ lực gần đây, Brazil vẫn là một đất nước có bất bình đẳng cao. Tầng lớp người nghèo phải dành phần lớn thu nhập để chi trả thuế và nhận được trở lại một cách ít ỏi thông qua chi tiêu chính phủ.

Chỉ số GINI đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập, với số liệu trong giai đoạn 2008-2012 GINI của Brazil lên đến khoảng 58,6 điểm. Brazil là một trong số các nước có mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập lớn nhất khu vực Nam Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Trong giai đoạn 2008-2012, Brazil nằm ở vùng đậm nhất của chỉ số GINI cho thấy một sự bất bình đẳng lthu nhập đang diễn ra. (Nguồn: World Bank).

Giải pháp khắc phục vấn đề trên là nên đánh thuế nặng đối với các gia đình có thu nhập cao, ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng yếu. Đồng thời, cải thiện giáo dục và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, ngăn chặn tình trạng tham nhũng nặng nề tại khu vực công.

Nếu Brazil nuôi ước vọng có thể gia nhập hàng ngũ của các nước giàu, GDP của nước này phải lớn hơn nhiều. Với thu nhập bình quân đầu người chỉ 11.000 USD con đường của Brazil còn rất dài, chưa kể đến việc 11.000 USD được phân chia như thế nào!

Nguồn Dân Việt


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày