Thế giới

Siêu dự án dưới lòng đất hàng tỉ USD của Singapore

Hân Nguyễn Thứ Ba | 27/12/2022 16:25

Singapore không phải là nơi đầu tiên tận dụng không gian dưới lòng đất. Ảnh: CNN.

Singapore đang phát triển một siêu dự án trị giá hàng tỉ USD dưới lòng đất nhằm bảo tồn 2 nguồn tài nguyên quý hiếm nhất của họ: đất và nước.
Singapore không phải là nơi đầu tiên tận dụng không gian dưới lòng đất. Ảnh: CNN.

Những siêu dự án xây dựng trên mặt đất đã không còn mang nhiều đột phá như việc xây dựng chúng dưới lòng đất nữa. Tại Singapore, một loạt các đường hầm rộng lớn đang được khoan sâu dưới lòng đất khoảng 60 mét, bên dưới các trung tâm mua sắm dưới lòng đất và thậm chí cả tàu điện ngầm của thành phố.

Được phác thảo lần đầu vào giữa những năm 1990, Hệ thống Đường hầm Thoát nước Sâu (DTSS) là một “ siêu xa lộ ” ngầm và có thể trở thành kiểu mẫu cho các thành phố khác trên thế giới. Tất cả nằm trong một kế hoạch tổng thể nhằm bảo tồn hai nguồn tài nguyên quý giá là không gian và nước.

Ông Woo Lai Lynn, Kỹ sư trưởng của dự án, được điều hành bởi PUB, cơ quan cấp nước quốc gia, cho biết: “Chúng tôi phải đối mặt với những thách thức về dân số ngày càng tăng và sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng ngày càng tăng. Với nhu cầu gia tăng này, chúng tôi không thể tiếp tục dựa vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng xử lý nước thải hiện có. Chúng tôi phải tìm ra một giải pháp bền vững hơn và mang lại khả năng phục hồi tốt hơn cho nguồn cung cấp nước của chúng tôi.”

Giai đoạn đầu tiên, hoàn thành vào năm 2008 và tiêu tốn khoảng 3,4 tỉ dollar Singapore (2,5 tỉ USD), bao gồm 48km đường hầm thoát nước và một nhà máy thu hồi nước. Giai đoạn hai khởi công vào tháng 11/2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Sau khi hoàn thành, đường hầm dài khoảng 200 km sẽ vận chuyển nước thải đến các nhà máy xử lý ngầm. Ông Woo nói: “Điều khiến tôi phấn khích là bạn sẽ không thể biết có thể gặp phải điều gì dưới lòng đất.”

Dự án DTSS hoàn chỉnh sẽ giải phóng khoảng 150 ha đất trên bề mặt, theo PUB.
Dự án DTSS hoàn chỉnh sẽ giải phóng khoảng 150 ha đất trên bề mặt, theo PUB.

Theo ông Woo, dự án không chỉ giúp xử lý tới hai triệu mét khối nước thải mỗi ngày, mà còn cung cấp thông tin và bài học quan trọng về phát triển công trình ngầm cho Singapore và hơn thế nữa.

Một nguồn tài nguyên quý giá

Với diện tích đất hạn chế, quốc gia này đã bắt đầu sử dụng không gian ngầm cho nhiều mục đích hơn là chỉ vận chuyển trong thập kỷ qua.

JTC, một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm phát triển công nghiệp, đang lưu trữ hydrocarbon lỏng như dầu thô trong 5 hang động lớn dưới lòng đất. Được biết đến với cái tên Hang đá Jurong, chúng có sức chứa tương đương với 600 bể bơi cỡ Olympic, theo JTC – tất cả là để giải phóng mặt bằng đất quý giá phía trên.

Là một phần của quy hoạch lòng đất, Cơ quan Tái phát triển Đô thị (URA) của Singapore đã uỷ quyền cho công ty Arup để đánh giá và tạo ra nghiên cứu chuẩn về phát triển không gian dưới lòng đất. Kỹ sư Peter Stones của Arup cho biết một trong những điểm quan trọng là tập trung vào tính bền vững “từ sớm” trong các dự án này.

Ông nói: “Không gian là một nguồn tài nguyên. Ở thành thị, đó là một nguồn tài nguyên khan hiếm. Vì vậy chúng ta cần quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đó một cách bền vững”.

Ông Stones cho biết thêm rằng bằng cách thu thập thông tin quan trọng của các kỹ sư trước khi bắt đầu một dự án, họ có thể giảm thiểu rủi ro và cải thiện tính bền vững của quá trình phát triển dưới lòng đất. Kiến thức đó cũng có thể được áp dụng cho quy hoạch và phát triển đô thị trên mặt đất.

Một tương lai ngầm lấy cảm hứng từ quá khứ

Singapore không phải là nơi đầu tiên tận dụng không gian dưới lòng đất. Helsinki, thủ đô của Phần Lan, có một công trình ngầm mở rộng - hoàn chỉnh với nhà thờ và bể bơi dưới lòng đất - ban đầu được dự định làm không gian để toàn bộ dân cư của thành phố tạm trú trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Ở Canada, Montreal có một trong những mạng lưới đường ngầm dành cho người đi bộ lớn nhất thế giới, kéo dài hơn 30 km.

Tại thị trấn Cooper Pedy Nam Úc, người dân đã xây nhà ở, nhà thờ, khác sạn dưới lòng đất để tránh cái nóng khắc nghiểt
Tại thị trấn Cooper Pedy, Nam Úc, người dân đã xây nhà ở, nhà thờ, khác sạn dưới lòng đất để tránh cái nóng khắc nghiệt. Ảnh: CNN.

Một công ty thiết kế ở Thành phố Mexico thậm chí đã phát triển khái niệm “ The Earthscraper”, một tòa nhà chọc trời nằm ngược dưới lòng đất.

Mặc dù đã có tiền lệ lịch sử, nhưng với các thành phố cổ dưới lòng đất ở những nơi như Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, việc đưa con người thực sự sống dưới lòng đất ngày nay vẫn là một việc khó nhằn.

Trong suốt lịch sử loài người, đã có nhiều nền văn minh cổ đại làm việc và sinh sống dưới lòng đất, kể cả trong hang đọng như ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong suốt lịch sử loài người, đã có nhiều nền văn minh cổ đại làm việc và sinh sống dưới lòng đất, kể cả trong hang động như ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CNN.

Ông Stones cho biết: “Chúng tôi thấy khía cạnh thú vị của việc phát triển không gian dưới lòng đất, nơi mà những mục đích sử dụng lấy con người làm trung tâm.”

Ông nói thêm: “Trên toàn cầu khi các thành phố của chúng ta phát triển về mật độ dân số… chúng ta sẽ thấy nhiều không gian ngầm phát triển hơn. Tôi hình dung một tương lai nơi mà lớp trên cùng được ưu tiên cho con người, cho hệ sinh thái, cho thiên nhiên và không gian ngầm có thể phục vụ lớp trên cùng thông qua cơ sở hạ tầng và thông qua các mục đích sử dụng khác.”

Có thể bạn quan tâm: 

Kinh tế Trung Quốc ngày càng căng thẳng từ sau các lệnh nới lỏng COVID

Nguồn CNN


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày