Thế giới

Tổng thống Ukraine chính thức ký đơn gia nhập Liên minh châu Âu, điều gì xảy ra tiếp theo?

Hân Nguyễn Thứ Ba | 01/03/2022 14:21

Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky vừa ký đơn xin gia nhập EU.

Đây là một tuyên bố chính trị táo bạo, can đảm và có ý nghĩa gửi đến Moscow.
Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky vừa ký đơn xin gia nhập EU.

Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, đã chính thức ký đơn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 28/02 sau khi yêu cầu EU nhanh chóng kết nạp Ukraine làm thành viên. Dưới đây là tiến trình gia nhập EU trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn bàn luận về việc thừa nhận Ukraine.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky vừa ký một văn kiện lịch sử - Đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine. Ngoài ra, một tuyên bố chung đã được ký kết với Ruslan Stephanchuk, Người đứng đầu Quốc hội và Denys Shmygal, Thủ tướng.
Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky vừa ký một văn bản mang tính lịch sử - Đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu của Ukraine. Ngoài ra, một Tuyên bố chung đã được ký kết với ông Ruslan Stephanchuk, Người đứng đầu Quốc hội và Thủ tướng Ukraine, ông Denys Shmygal. Ảnh: Andrii Sybiha - Phó chánh văn phòng Tổng Thống Ukraine | via Twitter.

Tổng thống Zelensky đã ký đơn sau khi “cầu khẩn” EU trong video đăng tải trên Facebook cá nhân hôm 28/02, yêu cầu một thủ tục đặc biệt mới để Ukraine có thể gia nhập ngay lập tức.

Cách điển hình để một quốc gia gia nhập EU là trước tiên quốc gia đó phải đáp ứng một loạt các tiêu chí được đặt ra, chẳng hạn như thiết lập hệ thống kinh tế thị trường tự do, tuân thủ luật lệ của EU và chấp nhận đồng Euro — rồi sau đó  phải trải qua các cuộc đàm phán kéo dài, theo Bloomberg thì Croatia, thành viên gần đây nhất của EU đã tốn 10 năm mới chính thức gia nhập.

Tất cả các quốc gia thành viên sẽ phải chấp thuận việc Ukraine gia nhập, đây là điều khó có thể xảy ra, vì Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel nói với Euronews rằng có nhiều ý kiến trái chiều ​​và sự nhạy cảm khác nhau trong EU về tư cách thành viên của Ukraine.

Các nhà lãnh đạo ở Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Séc đã thúc đẩy EU đặc cách cho phép Ukraine nhanh chóng gia nhập EU, nhưng các nhà lãnh đạo EU cho đến nay dường như vẫn chưa có động thái nào — Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, chia sẻ rằng muốn Ukraine gia nhập EU, nhưng quy trình thì phải diễn ra theo tuần tự.

Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky vừa ký đơn xin gia nhập EU.
Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky vừa ký đơn xin gia nhập EU.

Gia nhập EU có thể giúp Ukraine ngay lập tức về mặt quân sự, vì các thành viên EU bị ràng buộc bởi điều khoản phòng vệ lẫn nhau yêu cầu các thành viên khác hỗ trợ một quốc gia nếu quốc gia đó bị tấn công vũ trang.

Việc gia nhập khối cũng sẽ mang lại lợi ích kinh tế và những lợi ích bổ sung, chẳng hạn như người Ukraine sẽ được tự do đi lại trong khối và được cấp nhiều quyền dành cho công dân EU.

Ngay cả khi EU mới chỉ tiếp nhận đơn gia nhập của Ukraine thì cũng mang lại lợi ích, vì điều đó là một tuyên bố chính trị táo bạo, can đảm và có ý nghĩa gửi đến Moscow.

Trông chờ điều gì tiếp theo?

Hội đồng châu Âu sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 10 và 11/3, tư cách thành viên tiềm năng của Ukraine có khả năng được thảo luận tại đây, một quan chức cấp cao của EU nói với Reuters hôm 28/02.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội đồng châu Âu ở Brussels vào ngày 5 tháng 6 năm 2019. AFP XEM HÌNH ẢNH
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, tại Hội đồng châu Âu ở Brussels vào ngày 5 tháng 6 năm 2019. Ảnh: AFP.

Gia nhập EU đã là một mục tiêu lâu dài đối với Ukraine, Tổng thống Zelensky nói với Politico vào năm 2020 rằng: “Người Ukraine muốn sống ở Ukraine trực thuộc Châu Âu”.

Nước này đã có một hiệp định với EU cho phép thương mại tự do và thúc đẩy mối quan hệ chính trị sâu sắc hơn, nhưng nỗ lực gia nhập EU của họ đã bị cản trở bởi sự phản đối của Nga. Trước đây, khối này đã tránh các cuộc thảo luận về thành viên để không “gây hấn” với Moscow - một điều mà giờ đây không còn là vấn đề nữa khi EU và phương Tây tiến hành trừng phạt Nga vì đã tấn công Ukraine.

EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga và hỗ trợ Ukraine bằng các phương thức khác nhau, chẳng hạn như tài trợ và chuyển giao vũ khí cho Ukraine lần đầu tiên trong lịch sử của khối và chỉ đạo các thành viên cho công dân Ukraine tị nạn tạm thời tới 3 năm. Điện Kremlin đã đáp trả EU và các hành động “thù địch” của khối này, chỉ trích động thái trang bị vũ khí cho Ukraine là nguy hiểm và gây bất ổn.

Có thể bạn quan tâm: 

Hậu quả kinh tế từ cuộc chiến của Nga và Ukraine

Nguồn Forbes


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày