Đi cùng F0

Chiến lược phân tích cơ bản cho nhà đầu tư mới bắt đầu

Phạm Vũ Thứ Hai | 26/12/2022 08:42

Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

Có 2 cách tiếp cận phổ biến trong phân tích là: tiếp cận từ trên xuống (top-down) và tiếp cận từ dưới lên (bottom-up).
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

Để có thể đầu tư thành công bền vững trên thị trường chứng khoán, ngoài việc áp dụng các chiến lược phân tích kỹ thuật để dự báo xu hướng giá thì nhà đầu tư nên kết hợp cùng với chiến lược phân tích cơ bản. Việc áp dụng phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư có thể phân tích các yếu tố giá trị nội tại thúc đẩy sự tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong dài hạn. Vậy chiến lược phân tích cơ bản là gì và có các cách phân tích mà nhà đầu mới cần nắm? 

Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis - FA) là phương pháp phân tích các yếu tố vĩ mô, phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp để từ đó quyết định chọn lựa cổ phiếu đầu tư trong dài hạn.

Trong đó, phân tích vĩ mô sẽ bao gồm phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô: GDP, lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ, các quy định pháp luật, thuế, chính trị cũng như phân tích thị trường kinh doanh. 

Nguồn: Công ty Chứng khoán Mirae Asset.
Nguồn: Công ty Chứng khoán Mirae Asset.

Còn phân tích ngành sẽ phân tích liên quan đến các yếu tố ngành như triển vọng, cấu trúc, chu kỳ, cơ hội và thách thức cạnh tranh trong ngành. Cuối cùng là phân tích doanh nghiệp. Khi phân tích doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố tài chính (như doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, …) và phi tài chính (như ban lãnh đạo, sản phẩm, mô hình quản trị, ...) Có 2 cách tiếp cận phổ biến trong phân tích là: tiếp cận từ trên xuống (top-down) và tiếp cận từ dưới lên (bottom-up).

Tiếp cận từ trên xuống (top-down)

Đây là phương pháp tập trung vào phân tích các yếu tố kinh tế khác nhau để có cái nhìn tổng thể về thị trường, sau đó đến các ngành triển vọng và cuối cùng lựa chọn doanh nghiệp hoạt động tốt nhất trong ngành để đưa ra quyết định đầu tư.

Các yếu tố trọng tâm trong phương pháp này bao gồm GDP, chỉ số lạm phát CPI, tăng/ giảm lãi suất qua chính sách tiền tệ, những chính sách công, thuế hay chi tiêu chính phủ, phân tích thị trường kinh doanh, …

Nguồn: Công ty Chứng khoán Mirae Asset.
Nguồn: Công ty Chứng khoán Mirae Asset.

Tiếp cận từ dưới lên (bottom-up)

Đây là phương pháp tập trung vào phân tích các yếu tố cơ bản của một doanh nghiệp và lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt nhất trong cùng lĩnh vực, trước khi xem xét đến xu hướng kinh tế thị trường để đưa ra quyết định đầu tư.

Các yếu tố trọng tâm trong phương pháp này bao gồm phân tích tình hình doanh nghiệp qua báo cáo tài chính, khả năng phát triển và sinh lời qua doanh thu, lợi nhuận cũng như đánh giá năng lực, phẩm chất của ban lãnh đạo,..

Điểm chung của hai phương pháp này là đều có cùng mục tiêu xác định những cổ phiếu có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Nhưng vì chiến lược tiếp cận của hai phương pháp này khác nhau nên mỗi phương pháp cũng sẽ có những mặt ưu và nhược điểm khác nhau như sau. 

Có thể bạn quan tâm 

Các tiêu chí để chọn đúng cổ phiếu

Nguồn Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày