Thế giới

Quốc gia nào được mệnh danh "miền đất hứa" dành cho ngành công nghiệp ô tô?

Bảo Hân Thứ Hai | 17/01/2022 14:42

Ảnh: Chuttersnap via Uplash.

Trong nhiều năm, Na Uy là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc “đào thải” ô tô truyền thống, vì giá cả ô tô điện ở đây phải chăng hơn nhiều.
Ảnh: Chuttersnap via Uplash.

Năm ngoái, Na Uy đã đạt được một cột mốc đáng chú ý, đó là chỉ khoảng 8% ô tô được bán ra trong nước chạy hoàn toàn bằng nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel thông thường. Hai phần ba số xe mới bán ra là xe điện và phần lớn còn lại là xe hybrid chạy cả điện và xăng.

Trong nhiều năm, Na Uy là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc “đào thải” ô tô truyền thống, vì giá cả ô tô điện ở đây phải chăng hơn nhiều. Ngoài ra, chủ sở hữu xe điện cũng được miễn một số phí như phí gửi xe và phí đường bộ nhờ những ưu đãi từ chính phủ.

Tuy nhiên, những người đam mê ô tô điện vẫn choáng váng trước tốc độ “sắp tuyệt chủng” của động cơ đốt trong (được ứng dụng rộng rãi trong các ngành giao thông vận tải) ở Na Uy.

Bà Christina Bu, Tổng thư ký của Hiệp hội Xe điện Na Uy (tổ chức này giống như Hiệp hội Ô tô Mỹ dành cho những người lái xe điện), chia sẻ rằng, vào năm 2015, ô tô điện chiếm khoảng 20% ​​doanh số bán ô tô mới, và bây giờ chúng là “bình thường mới”.

Người Mỹ có thể nhìn nhận người Na Uy là những người bảo vệ môi trường, chỉ trực chờ bỏ xe hơi chạy bằng xăng. Nhưng bà Bu và các chuyên gia giao thông vận tải khác nói rằng người Na Uy cũng đã có những ngờ vực ban sơ về xe điện không khác gì người Mỹ. Sự ngờ vực đã thay đổi do các chính sách của chính phủ và ngày càng có nhiều xe điện thu hút hơn. Theo thời gian, sự kết hợp đó đã giúp nhiều người Na Uy tin rằng ô tô điện là dành cho họ. Nếu Na Uy có thể làm được thì Mỹ và các nước khác cũng có thể làm được.

Giao thông vận tải là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất ở Mỹ, nên tránh dùng các phương tiện động cơ đốt trong là điều cần thiết để tránh những tác động tồi tệ nhất đến hành tinh mỗi ngày một nóng lên của chúng ta. Lượng xe điện bán ra tại Mỹ đang gia tăng, nhưng trong đó các phương tiện chở khách chỉ chiếm 3%, tỷ lệ khá là thấp so với hầu hết các quốc gia giàu có khác.

Các chính sách của đất nước trước hết tập trung vào điều đơn giản, ít bị cản trở nhất: khuyến khích những người đang cân nhắc mua một chiếc xe mới thử mua xe chạy bằng điện.

Nhà nước Na Uy đánh thuế rất cao cho mỗi phương tiện giao thông mới được người dân mua, nhưng những người mua ô tô điện mới thi không. Điều đó khiến ô tô điện không còn là điều cần phải đắn đo cân nhắc đối với nhiều người và những người đang sở hữu ô tô thông thường hoặc những người mua những chiếc đã qua sử dụng cũng chả bị thiệt thòi gì.

Không phải quốc gia nào cũng có hệ thống thuế phù hợp để khuyến khích mua xe điện (Thuế xăng ở Na Uy cũng rất cao.) Nhưng để điều này có hiệu quả ở Mỹ, có thể áp dụng việc đánh thuế cao đối với các mẫu ô tô mới gây ô nhiễm nhất và sử dụng số tiền đó để trợ cấp cho việc mua xe điện. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đã đưa ra mức giảm thuế đối với một số xe ô tô điện. Vì tại đây không có xu hướng đánh thuế những người dùng xăng, một phần vì người Mỹ không thích sử dụng mức thuế cao hơn để ngăn cản các hành vi.

Tuy nhiên khoản tiền trợ cấp vẫn không đủ để thúc đẩy người dân mua xe điện, dù ở Na uy thì có. Ở Mỹ, các công ty xe hơi đang dần bắt đầu dành nhiều công sức tiếp thị hơn cho xe điện và tung ra nhiều mẫu xe hơn với nhiều mức giá và tính năng khác nhau.

Việc miễn phí đỗ xe hoặc phí thu phí có thể quản lý được khi có ít người dùng, nhưng một số chính quyền địa phương gần đây cho biết nếu cứ như vậy thì dòng tiền dùng để tài trợ cho các phương tiện giao thông công cộng sẽ cạn dần. Cơ quan lập pháp của Na Uy đã thảo luận về việc giảm thuế đối với xe điện, nhưng rất khó vì hiện chúng đã trở nên quá phổ biến.

Nguồn The New York Times


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày