Công Nghệ

Các nhà đầu tư đổ xô vào cổ phiếu bán dẫn trong bối cảnh khủng hoảng chip toàn cầu

Mỹ Phùng Thứ Hai | 18/01/2021 12:02

Các nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài đang mua các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn, khi nhu cầu chip dự kiến vẫn mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc và Đài Loan tăng vọt trong khi chỉ số Nikkei của Nhật đạt mức cao nhất trong 30 năm.
Các nhà đầu tư tổ chức và nước ngoài đang mua các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn, khi nhu cầu chip dự kiến vẫn mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Theo Nikkei Asian Review, các công ty bán dẫn và các công ty liên quan đã trở thành con cưng của các nhà đầu tư tổ chức khi trong vòng xoáy đầu tư lâu dài. Họ đang gặp khó khăn bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng và không thể theo kịp với lượng lớn đơn đặt hàng từ các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và ô tô.

Cổ phiếu của Tokyo Electron tăng 14% kể từ cuối năm ngoái, đạt mức cao nhất mọi thời đại. Nhà cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của Nhật dự kiến ​​doanh thu sẽ tăng 15% lên 1.300 tỉ yen (12 tỉ USD) trong năm tính đến tháng 3.

Công ty Tokyo Electron được biết đến với một trong nhiều máy tham gia lĩnh vực bán dẫn. Họ đã thu hút nhiều nhà đầu tư hơn trong vài tuần qua với hy vọng tăng trưởng trong tương lai và thu nhập khả quan tăng vọt.

Hàn Quốc và Đài Loan, mỗi quốc gia đều có sự hiện diện lớn trong ngành bán dẫn, đã được hưởng lợi từ động lực gần đây. Theo đó, chỉ số chứng khoán của 2 nước này đang tăng cao hơn.

Bên cạnh đó, nhu cầu về điện thoại thông minh kết nối với mạng 5G tốc độ cao đang có tác động tương tự đến ngành công nghiệp bán dẫn. Đồng thời, nhu cầu chưa từng có đã gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng khi các nhà sản xuất chip điều chỉnh hoạt động của họ và tranh giành để tăng sản lượng.

Trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, cổ phiếu của công ty chuyên về chip Renesas Electronics được sử dụng trong xe cộ và của công ty sản xuất thiết bị kiểm tra chất bán dẫn Advantest, đã tăng khoảng 14-15% trong năm nay.

Chỉ số chất bán dẫn Philadelphia ở mức cao nhất mọi thời đại. Ảnh: FactSet.
Chỉ số chất bán dẫn Philadelphia ở mức cao nhất mọi thời đại. Ảnh: FactSet.

Với việc các nhà đầu tư đổ xô mua vào lĩnh vực này, chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei chuẩn của Nhật đã được đẩy lên cao hơn. Nó tăng 4% trong 2 tuần kể từ khi thị trường mở cửa trở lại sau năm mới.

Ở những nơi khác ở châu Á, cổ phiếu của công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan đã tăng khoảng 13% kể từ cuối năm ngoái. So với năm ngoái, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu thế giới đã tăng 80%.

Tại Hàn Quốc, cổ phiếu của nhà sản xuất chip SK Hynix và nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới Samsung Electronics, đã tăng khoảng 8% trong năm nay. Trong khi cổ phiếu củ công ty sản xuất thiết bị kiểm tra chất bán dẫn DI Corp đã tăng hơn 16%.

Được niêm yết trên thị trường Hồng Kông, cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corp. đã tăng khoảng 25%.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Tomoichiro Kubota tại Matsui Securities ở Tokyo cho rằng: trong khi các nhà đầu tư bán lẻ ngắn hạn đang bán cổ phiếu bán dẫn, thì "các nhà đầu tư và tổ chức nước ngoài đang mua những cổ phiếu này trên quan điểm dài hạn khi cho rằng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh".

Với mong muốn thị trường chip sẽ tiếp tục tăng tốc, các nhà đầu tư này đã đẩy Chỉ số bán dẫn Philadelphia, còn được gọi là SOX, lên mức cao kỷ lục. Chỉ số này, bao gồm 30 công ty bán dẫn, đã tăng hơn 50% trong năm qua và đạt mức đỉnh mới.

TSMC cũng được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York và được đưa vào chỉ số. Chính điều này đã tiếp thêm động lực cho các nhà đầu tư khi công bố lợi nhuận trong quý IV/2020 đạt 142,76 tỉ Đài tệ (5,1 tỉ USD) tăng 23% trong năm, với doanh thu kỷ lục 361,53 tỉ Đài tệ. Doanh thu Công ty dự kiến tăng trưởng với tốc độ gộp hàng năm từ 10% đến 15% trong 5 năm tính đến năm 2025.

Các nhà nghiên cứu trong ngành cũng đang đặt niềm tin vào thị trường bán dẫn. Theo Thống kê Thương mại Chất bán dẫn Toàn cầu, thị trường toàn cầu cho chất bán dẫn ​​sẽ mở rộng hơn 8%, lên 469 tỉ USD vào năm 2021. Năm ngoái, thị trường này đã tăng 5%, lên 433 tỉ USD.

Nhà kinh tế thị trường trưởng Yoshimasa Maruyama tại SMBC Nikko Securities ở Tokyo cho rằng: thị trường bán dẫn sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022.

Theo báo cáo năm 2020 của công ty tư vấn Deloitte, châu Á - Thái Bình Dương là thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới, khu vực này chiếm 60% doanh số bán dẫn toàn cầu. Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan được coi là "Big 4" của châu Á.

Các nhà điện chip Hàn Quốc và Đài Loan chứng kiến chỉ số chứng khoán tăng vọt. Ảnh: FactSet.
Các nhà điện chip Hàn Quốc và Đài Loan chứng kiến chỉ số chứng khoán tăng vọt. Ảnh: FactSet.

Hàn Quốc đã vượt qua Nhật để trở thành quốc gia bán dẫn lớn thứ 2 về doanh thu, sau Mỹ. Quốc gia này đã phát triển một chuỗi cung ứng khổng lồ và 2 công ty chủ lực là Samsung Electronics và SK Hynix có tổng vốn hóa thị trường chiếm hơn 20 % của chỉ số Kospi.

Đài Loan cũng đã trở thành nhà máy phát điện bán dẫn do TSMC dẫn đầu và là xưởng đúc lớn nhất thế giới.

Nissan đã mất gần 5% trong năm nay trong khi giá cổ phiếu của Toyota giảm gần 3%. Ảnh: Reuters.
Nissan đã mất gần 5% trong năm nay trong khi giá cổ phiếu của Toyota giảm gần 3%. Ảnh: Reuters.

Khi nhu cầu mạnh mẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chip trở thành một siêu vòng quay, những bất ổn xung quanh các hạn chế của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc có thể làm giảm tâm lý của nhà đầu tư.

Có thể bạn quan tâm:

Sự thiếu hụt chip toàn cầu “tấn công” các nhà sản xuất ô tô


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày