Kinh Doanh

Còn rất nhiều vấn đề cần cải thiện trước thềm TPP!

Thứ Tư | 07/10/2015 12:17

Tuy Việt Nam đã tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, nhưng vẫn còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cần được khắc phục.

Mới đây Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã công bố báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2015 - 2016. Trong báo cáo rằng nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới cần có các chính sách cải cách nhằm cải thiện năng suất hơn nữa.

Sau gần 7 năm kể từ khi khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra hồi năm 2008 cho đến nay thì hậu quả của nó vẫn còn dư âm cho đến hiện tại, bản báo cáo cho biết. Việc tái hồi phục nền kinh tế vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi khi mà tăng trưởng kinh tế đang theo chiều hướng giảm dần ở một vài quốc gia. Không những thế, tăng trưởng năng suất đang ở mức thấp và thấp nghiệp vẫn đang ở mức khá cao.

Trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015-2016, Việt Nam hiện đang ở mức 4.3 điểm, xếp thứ 56, tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng trong số 140 nước. Trong đó chỉ số cơ bản ở hạng 72, đạt 4,5 điểm và đang có chiều hướng được cải thiện đáng kể từ năm 2012 cho đến nay. Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả đạt hạng 70, tương ứng với mức điểm 4.0, cao hơn mức trung bình 3,84. Tuy nhiên chỉ số này đang có xu hướng giảm xuống. Nhóm chỉ số về sự đổi mới và phát triển của các nhân tố hiện đang ở vị trí thứ 88, đạt 3,4 điểm, thấp hơn mức trung bình chung là 3,53 điểm.

Như vậy Việt Nam vẫn đang được xếp trong nhóm 16 nước đang trong giai đoạn chuyển đổi.

Con rat nhieu van de can cai thien truoc them TPP!
 

Khi so với các nước có nền kinh tế mới nổi và nền kinh tế phát triển của Châu Á thì một vài chỉ số của Việt Nam vẫn đang thấp hơn và cần có sự cải thiện hơn nữa.

Con rat nhieu van de can cai thien truoc them TPP!
Các chỉ số cần cải thiện nhất của Việt Nam, tính từ trên xuống dưới

Một số chỉ số đang ở mức tương đối thấp khi so với mặt bằng chung của các nước trong bản báo cáo: khả năng tiếp cận nguồn vốn, tình trạng tham nhũng, tính phức tạp của các quy định về luật thuế, cơ sở hạ tầng....

Trong đó nổi bật là thị trường tài chính của Việt Nam hiện vẫn còn một số chỉ tiêu đang bị xếp hạng rất thấp. Khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, tính ổn định của hệ thống ngân hàng hay các quy định về giao dịch trên thị trường chứng khoán hiện đang dưới ngưỡng 100 trên tổng số 140 nước trong bản báo cáo.

Về tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, nhìn chung vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của Việt Nam là vấn đề về thủ tục hành chính dường như còn khá rườm rà, gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp. Trong số 140 nước thì Việt Nam hiện là nước xếp thứ 116 về lượng thủ tục cần hoàn tất để thành lập doanh nghiệp, và xếp thứ 119 về số ngày cần bỏ ra để mở doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, mặt quản trị doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất nhiều yếu kém. Điều này được thể hiện qua các thứ hạng về chuẩn mực báo cáo kiểm toán (130), hiệu quả của các ban quản trị & giám sát (127) và bảo vệ lợi ích cổ đông nhỏ lẻ (109).

Trong thời gian tới Việt Nam cũng cần cải thiện hơn nữa các chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhất là khi Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được thông qua. Khi đó các điều kiện về bản quyền sẽ bị siết chặt hơn, trong khi thứ hạng của Việt Nam về mặt này vẫn còn ở mức 88. 

Tuy nhiên, cũng không thể không phủ nhận những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong thời gian qua, khi cải thiện được chỉ số quy mô thị trường. Việt Nam đang trở thành điểm sáng mới trên thị trường các nước có nền kinh tế mới nổi trong thời gian gần đây cả 4 chỉ số về quy mô thị trường nội địa, quy mô thị trường nước ngoài, GDP và tỷ lệ xuất khẩu/GDP đều nằm trong Top 50 toàn cầu.

Việc TPP vừa mới được thông qua được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, giống như đã từng xảy ra hồi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận một điều rằng những thách thức đi kèm với lợi ích đạt được sẽ là những trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới, một khi đã gia nhập khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% GDP toàn cầu.

Tuệ Nghi

Nguồn WEF


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày