Thế giới

Indonesia nóng trước thời điểm công bố kết quả bầu cử

Thứ Hai | 21/07/2014 21:56

Bầu không khí chính trị tại Indonesia lại nóng lên trước thời điểm Ủy ban bầu cử quốc gia công bố kết quả bầu cử Tổng thống vào ngày mai 22/7.
Hai ngày trước khi kết quả bầu cử chính thức được công bố, ứng cử viên Tổng thống Prabowo Subianto đã lên tiếng từ chối chấp nhận kết quả bầu cử chính thức cho tới khi các cáo buộc gian lận được điều tra. Ông yêu cầu Ủy ban bầu cử quốc gia dừng việc kiểm phiếu trên toàn quốc.

Ông Prabowo Subianto, ứng cử viên Tổng thống Indonesia cho biết: “Chúng tôi yêu cầu điều đã được Luật pháp quy định, rằng nếu như có những dấu hiệu gian lận trong bầu cử, và cơ quan theo dõi bầu cử đã kiểm tra và kiến nghị một cuộc bầu cử mới, thì Ủy ban bầu cử quốc gia cần tiến hành tổ chức bầu cử mới. Do đó, tôi hoài nghi về tính hợp pháp của toàn bộ tiến trình bầu cử này và chúng tôi cho rằng cuộc bầu cử là không có hiệu lực”.

Trong một động thái làm giảm căng thẳng, Tổng thống sắp mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono đã mời tất cả các ứng cử viên đến ăn tối. Tổng thống Yudhoyono kêu gọi các đảng phái tránh định kiến và hoài nghi. Ông thúc giục người dân Indonesia bảo vệ giai đoạn cuối cùng của cuộc bầu cử mà ông cho rằng đã diễn ra dân chủ và hòa bình.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói: “Tôi thúc giục tất cả người dân Indonesia bảo vệ chương cuối cùng của tiến trình bầu cử”.

Trong lúc này thì toàn bộ Thủ đô Jakarta đã được tăng cường an ninh. Tư lệnh cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết có thể triển khai tới 22.700 cảnh sát tại Jakarta, trong đó có trên 3.100 cảnh sát bảo vệ khu vực trụ sở KPU trong ngày công bố kết quả bầu cử 22/7.

Ông Hendro Pandow, Cảnh sát trưởng khu vực trung tâm Jakarta chia sẻ: “Có khả năng lộn xộn sẽ xảy ra nên chúng tôi cần chuẩn bị trước, như là đụng độ giữa người ủng hộ của các ứng cử viên, các hành động phá hoại cũng như các hành động có thể cản trở tiến trình kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử. Tuy nhiên, tình hình đến nay là yên ắng”.

Theo quy định, sau khi Ủy ban bầu cử công bố kết quả, các ứng cử viên nếu không đồng ý có thể khiếu nại tới Tòa án Hiến pháp. Điều này có nghĩa là có thể mất hàng tuần nữa mới có thể chính thức công bố Tổng thống mới của Indonesia, người sẽ nhậm chức vào tháng 10 năm nay.

Hai ngày trước khi kết quả bầu cử chính thức được công bố, ứng cử viên Tổng thống Prabowo Subianto đã lên tiếng từ chối chấp nhận kết quả bầu cử chính thức cho tới khi các cáo buộc gian lận được điều tra. Ông yêu cầu Ủy ban bầu cử quốc gia dừng việc kiểm phiếu trên toàn quốc.

Ông Prabowo Subianto, ứng cử viên Tổng thống Indonesia cho biết: “Chúng tôi yêu cầu điều đã được Luật pháp quy định, rằng nếu như có những dấu hiệu gian lận trong bầu cử, và cơ quan theo dõi bầu cử đã kiểm tra và kiến nghị một cuộc bầu cử mới, thì Ủy ban bầu cử quốc gia cần tiến hành tổ chức bầu cử mới. Do đó, tôi hoài nghi về tính hợp pháp của toàn bộ tiến trình bầu cử này và chúng tôi cho rằng cuộc bầu cử là không có hiệu lực”.

Trong một động thái làm giảm căng thẳng, Tổng thống sắp mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono đã mời tất cả các ứng cử viên đến ăn tối. Tổng thống Yudhoyono kêu gọi các đảng phái tránh định kiến và hoài nghi. Ông thúc giục người dân Indonesia bảo vệ giai đoạn cuối cùng của cuộc bầu cử mà ông cho rằng đã diễn ra dân chủ và hòa bình.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói: “Tôi thúc giục tất cả người dân Indonesia bảo vệ chương cuối cùng của tiến trình bầu cử”.

Trong lúc này thì toàn bộ Thủ đô Jakarta đã được tăng cường an ninh. Tư lệnh cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết có thể triển khai tới 22.700 cảnh sát tại Jakarta, trong đó có trên 3.100 cảnh sát bảo vệ khu vực trụ sở KPU trong ngày công bố kết quả bầu cử 22/7.

Ông Hendro Pandow, Cảnh sát trưởng khu vực trung tâm Jakarta chia sẻ: “Có khả năng lộn xộn sẽ xảy ra nên chúng tôi cần chuẩn bị trước, như là đụng độ giữa người ủng hộ của các ứng cử viên, các hành động phá hoại cũng như các hành động có thể cản trở tiến trình kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử. Tuy nhiên, tình hình đến nay là yên ắng”.

Theo quy định, sau khi Ủy ban bầu cử công bố kết quả, các ứng cử viên nếu không đồng ý có thể khiếu nại tới Tòa án Hiến pháp. Điều này có nghĩa là có thể mất hàng tuần nữa mới có thể chính thức công bố Tổng thống mới của Indonesia, người sẽ nhậm chức vào tháng 10 năm nay.

- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/Indonesia-nong-truoc-thoi-diem-cong-bo-ket-qua-bau-cu/125903.vtv#sthash.6nRFLXqw.dpuf

Hai ngày trước khi kết quả bầu cử chính thức được công bố, ứng cử viên Tổng thống Prabowo Subianto đã lên tiếng từ chối chấp nhận kết quả bầu cử chính thức cho tới khi các cáo buộc gian lận được điều tra. Ông yêu cầu Ủy ban bầu cử quốc gia dừng việc kiểm phiếu trên toàn quốc.

Ông Prabowo Subianto, ứng cử viên Tổng thống Indonesia cho biết: “Chúng tôi yêu cầu điều đã được Luật pháp quy định, rằng nếu như có những dấu hiệu gian lận trong bầu cử, và cơ quan theo dõi bầu cử đã kiểm tra và kiến nghị một cuộc bầu cử mới, thì Ủy ban bầu cử quốc gia cần tiến hành tổ chức bầu cử mới. Do đó, tôi hoài nghi về tính hợp pháp của toàn bộ tiến trình bầu cử này và chúng tôi cho rằng cuộc bầu cử là không có hiệu lực”.

Trong một động thái làm giảm căng thẳng, Tổng thống sắp mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono đã mời tất cả các ứng cử viên đến ăn tối. Tổng thống Yudhoyono kêu gọi các đảng phái tránh định kiến và hoài nghi. Ông thúc giục người dân Indonesia bảo vệ giai đoạn cuối cùng của cuộc bầu cử mà ông cho rằng đã diễn ra dân chủ và hòa bình.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói: “Tôi thúc giục tất cả người dân Indonesia bảo vệ chương cuối cùng của tiến trình bầu cử”.

Trong lúc này thì toàn bộ Thủ đô Jakarta đã được tăng cường an ninh. Tư lệnh cảnh sát quốc gia Indonesia cho biết có thể triển khai tới 22.700 cảnh sát tại Jakarta, trong đó có trên 3.100 cảnh sát bảo vệ khu vực trụ sở KPU trong ngày công bố kết quả bầu cử 22/7.

Ông Hendro Pandow, Cảnh sát trưởng khu vực trung tâm Jakarta chia sẻ: “Có khả năng lộn xộn sẽ xảy ra nên chúng tôi cần chuẩn bị trước, như là đụng độ giữa người ủng hộ của các ứng cử viên, các hành động phá hoại cũng như các hành động có thể cản trở tiến trình kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử. Tuy nhiên, tình hình đến nay là yên ắng”.

Theo quy định, sau khi Ủy ban bầu cử công bố kết quả, các ứng cử viên nếu không đồng ý có thể khiếu nại tới Tòa án Hiến pháp. Điều này có nghĩa là có thể mất hàng tuần nữa mới có thể chính thức công bố Tổng thống mới của Indonesia, người sẽ nhậm chức vào tháng 10 năm nay.

- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/Indonesia-nong-truoc-thoi-diem-cong-bo-ket-qua-bau-cu/125903.vtv#sthash.6nRFLXqw.dpuf

Nguồn VTV


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày