Phong Cách Sống

Sự thay đổi chỉ số già hóa của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua

Thùy Linh Thứ Sáu | 16/12/2022 15:43

Hình ảnh minh họa: Freepik.

Chỉ số già hóa được biểu thị bằng tỉ số của dân số từ 60 tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi.
Hình ảnh minh họa: Freepik.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỉ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm, trong khi tỉ trọng người già tăng lên. Điều này đã làm cho Chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng.

Năm 2021, chỉ số già hóa đạt 53,1%, tức là cứ 100 trẻ em dưới 15 tuổi thì có khoảng 53 người già từ 60 tuổi trở lên. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động từ 15-64 tuổi khá cao (chiếm 67,6% tổng dân số cả nước). 

 

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê đánh giá  xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng. Tỉ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi liên tục giảm từ 24,5% năm năm 2009 xuống 24,3% năm 2019 và 24,1% năm 2021; trong khi nhóm dân số già từ 65 tuổi trở lên liên tục tăng từ 6,4% năm 2009, lên 7,7% năm 2019 và 8,3% năm 2021. 

“Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng" mang lại cơ hội lớn để tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm và có các chính sách phát triển phù hợp, cơ cấu “dân số vàng” không những sẽ không đem lại tác động tích cực cho phát triển đất nước mà sẽ là áp lực về việc làm, trật tự, an ninh xã hội…”, Báo cáo của Tổng cục Thống kê viết. 

 

Vì thế, Tổng cục Thống kê cho rằng tận dụng cơ cấu “dân số vàng” đòi hỏi có những chính sách phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tăng năng suất lao động, tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ, bảo đảm an sinh xã hội cho người già và người dễ bị tổn thương, bảo đảm bình đẳng giới. 

Có thể bạn quan tâm 

Nam giới đang có xu hướng kết hôn muộn hơn so với nữ


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày