Phong Cách Sống

Cuộc sống tại các nước đang phát triển tiếp tục được cải thiện

Thanh Trực Thứ Bảy | 15/09/2018 11:33

Ấn Độ xếp hạng 130 về chỉ số HDI.

Bất bình đẳng trong chất lượng sống đang được giảm thiểu tại nhiều nước trên thế giới.
Ấn Độ xếp hạng 130 về chỉ số HDI.

Trước khi bị ám sát, cố Tổng thống Mỹ Robert Kennedy đã bình luận về việc ủng hộ cho sự thịnh vượng và tiến bộ của GDP rằng: “Các nhà kinh tế đã nắm bắt mọi thứ ngoại trừ điều làm cho cuộc sống đáng giá”.

Năm 1990, công nhận những thiếu sót này, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tạo ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một chỉ số mới cố gắng nắm bắt những thay đổi trong chất lượng sống của các nước đang phát triển.

Chỉ số kết hợp bốn yếu tố cơ bản: tuổi thọ trung bình; tổng thu nhập quốc dân đầu người; năm học trung bình; và những năm học dự kiến. Theo chỉ số này, một sự suy giảm 1% trong chỉ số về tuổi thọ có tác động tương tự như sự suy giảm cùng độ lớn trong giáo dục. Bằng cách kết hợp sức khỏe và trường học, HDI cung cấp một thước đo toàn diện hơn về chất lượng cuộc sống hơn là sự thịnh vượng đơn giản về vật chất được đo bằng GDP.

Cuoc song tai cac nuoc dang phat trien tiep tuc duoc cai thien

Bước sang năm thứ 28, HDI cung cấp một bản tóm tắt về tiến độ đạt được ở các nước đang phát triển trên khắp thế giới. Năm 1990, một đứa trẻ sinh ra ở vùng cận Sahara châu Phi có thể chỉ mong đợi sống được chừng 50 năm. Ngày nay, giả định xu hướng tử vong hiện tại vẫn tồn tại, trẻ sơ sinh có thể mong đợi tuổi thọ lên đến 61 tuổi.

Kết quả là, khoảng cách về tuổi thọ giữa khu vực nghèo nhất thế giới và mức trung bình toàn cầu đã bị thu hẹp 4 năm. Lợi ích tương tự đã được nhìn nhận trong kết quả giáo dục và thu nhập, có nghĩa là tất cả 189 quốc gia có điểm số HDI đã cải thiện điểm số kể từ năm 1990, trung bình 0,5% một năm. Chỉ có 7 quốc gia giảm điểm HDI kể từ năm 2010, thường là do chiến tranh hoặc nạn đói.

Dữ liệu HDI chứng minh rằng sự bất bình đẳng sống đang giảm cả trong và ngoài nước. Khi các nước đang phát triển đã thu hẹp khoảng cách với các nước đã phát triển, HDI đã giảm 6 điểm phần trăm kể từ năm 1990. Vì HDI “thô” dựa trên mức trung bình toàn quốc, nó có thể cung cấp một hình ảnh gây hiểu lầm về mức sống chung ở các nước bất bình đẳng, nơi một số ít người được tận hưởng cuộc sống lâu dài, giàu có và học cao, nhưng đại đa số thì không.

Tuy nhiên, UNDP cũng công bố một phiên bản “bất bình đẳng đã được điều chỉnh” của HDI, cố gắng giải thích cho việc phân chia phúc lợi về sức khỏe, giáo dục và thịnh vượng. Khoảng cách giữa chỉ số này và HDI không được điều chỉnh hơi nhỏ hơn năm 2017 so với năm trước, cho thấy phúc lợi đang được chia sẻ công bằng hơn.

Cuoc song tai cac nuoc dang phat trien tiep tuc duoc cai thien
Các nước và nền kinh tế dẫn đầu về chỉ số HDI

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày