Đi cùng F0

Nhà đầu tư cần chuẩn bị gì khi tham gia thị trường tài chính?

Ông Lê Long Giang, Chủ tịch VFCA Thứ Ba | 19/04/2022 11:50

Ảnh chup màn hình ở Talkshow Phố Tài Chính.

Dưới đây là chia sẻ của ông Lê Long Giang, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA).
Ảnh chup màn hình ở Talkshow Phố Tài Chính.

Năm 2020 và năm 2021 thì theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán, mỗi năm Ủy ban Chứng khoán xử phạt khoảng 300 trường hợp, thu về mỗi năm khoảng 22 tỉ đồng tiền phạt, nhưng trong hai năm vừa qua thì không hề có một vụ xử lý hình sự nào. Bởi vậy, những động thái gần đây đã cho thấy các cơ quan chức năng đã mạnh tay hơn, gọi là thanh lọc mạnh hơn đối với việc bán chui cổ phiếu. 

Bây giờ thị trường chứng khoán Việt Nam đã có rất nhiều mặt hàng và có nhiều cơ hội cũng như lượng tiền giao dịch càng ngày càng nhiều, dẫn đến sẽ có rất nhiều những lỗ hổng để người ta lợi dụng kiếm về không phải chỉ một vài tỉ mà có thể hàng trăm, hàng nghìn, tỉ đồng. 

Ông Lê Long Giang tại Talkshow Phố Tài Chính. Ảnh chụp màn hình.
Ông Lê Long Giang tại Talkshow Phố Tài Chính. Ảnh chụp màn hình.

Ông Lê Long Giang đánh giá việc thanh lọc đấy là rất cần thiết, cần phải có những chế tài thật mạnh tay để người ta ngay từ việc ý nghĩ người ta đã không có, chứ không thể để họ không dựa vào những khoản lợi rất là lớn và sẵn sàng bỏ một khoản lợi nhỏ  để nộp phạt.

Trước hai sự việc lớn vừa xảy ra đối với thị trường cổ phiếu thì theo thông báo của cơ quan quản lý, tất cả các giao dịch mua bán trong ngày hôm đấy đã được hủy bỏ và số tiền đã hoàn trả về cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, về mặt thị trường trái phiếu thì khi giao dịch bị hủy bỏ sẽ có hai trường hợp.

 

“Thứ nhất, với những trái chủ của lô trái phiếu bị hủy bỏ, tôi nghĩ rằng họ sẽ sớm nhận lại được tiền. Tuy nhiên, với những trái chủ ở trong những lô trái phiếu mà đã được phát hành chưa bị hủy bỏ thì tôi nghĩ rằng đâu đấy họ sẽ bị ảnh hưởng. Thế nên có thể được hoàn trả đúng thời hạn, gốc và lãi cho những trái chủ sẽ gặp khó khăn hoặc có thể bị ảnh hưởng”, ông Giang nói. 

Về dài hạn, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam cho rằng điều này có một ý nghĩa rất khác và mỗi lần có sự cố này thì nó sẽ như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho cả hai bên, cho cả nhà đầu tư và cho cả những người phát hành. Tiếng chuông này sẽ chỉ làm cho thị trường tốt lên. Chắc chắn rằng những đợt phát hành trái phiếu tới thì trái phiếu sẽ tốt hơn, kể cả mặt giá trị, tài sản đảm bảo cũng như cách thức sử dụng sử dụng tiền. Theo ông Giang, bất ổn này sẽ mất một khoảng thời gian ngắn hạn 3 - 6 tháng nhưng sau đó sẽ tiếp tục phát triển tốt hơn.

Như vậy thì các nhà đầu tư mới cần chuẩn bị như thế nào trước khi tham gia vào thị trường tài chính để giảm thiểu những rủi ro trong tương lai? “Có một câu ngạn ngữ rất là đúng, đó là “Không có bữa trưa nào miễn phí cả”, bất cứ nhà đầu tư nào đều cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, đừng mua các sản phẩm đầu tư theo trào lưu, rủi ro sẽ càng cao nếu lợi nhuận càng cao. Tùy nhu cầu đầu tư nhà đầu tư cần phân định ra, từ đó có những quyết định sáng suốt. Các nhà đầu tư sẽ góp phần làm thị trường minh bạch hơn bởi lúc đó những sản phẩm không thực sự tốt sẽ không được lựa chọn nữa. Trong trường hợp nhà đầu tư gặp những rủi ro, nên tập hợp tất cả những giấy tờ cần thiết, nếu không có đầy đủ những kiến thức về pháp luật thì nên tìm đến văn phòng luật sư, doanh nghiệp uy tín để có những lời khuyên tốt nhất, đảm bảo hành động và thủ tục pháp lý cần thiết nhất”, ông Giang chia sẻ. 

Có thể bạn quan tâm 

‘Sự kiện' Tân Hoàng Minh tác động ra sao đến thị trường trái phiếu?


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày